Dậy thì là thời điểm mà cơ thể con người trải qua nhiều biến đổi lớn cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Trong đó, rụng tóc ở tuổi dậy thì cũng là vấn đề được khá nhiều các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Bạn không biết vì sao tóc con lại có dấu hiệu bất thường như khô xơ, chẻ ngọn, dễ bị hư tổn, gãy rụng? Bạn lo lắng liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con hay không? Nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục tình trạng nhanh chóng, hiệu quả? Bài viết sau đây của Snowclear sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để lý giải, bạn nhất định đừng bỏ qua!
Bình thường, tóc chỉ rụng trung bình 25 - 100 sợi mỗi ngày theo yếu tố sinh lý hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát thấy tình trạng rụng vượt quá 100 sợi thì có thể nhận định là bệnh lý, dấu hiệu bất thường. Rụng tóc ở tuổi dậy thì không hề hiếm, thậm chí còn phổ biến với trẻ em, thanh thiếu niên độ tuổi từ 11 - 17. Đôi khi chúng kèm đi kèm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như: Gàu, nấm đầu ở trẻ em, viêm da đỏ, tóc khô xơ, chẻ ngọn,... Cũng như tình trạng bệnh rụng tóc ở người trưởng thành, rụng tóc tuổi dậy thì cũng được chia thành nhiều dạng sau:
Tùy theo từng nguyên nhân mà bệnh trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Có trẻ chỉ bị tạm thời, nhưng cũng có trẻ kéo dài đến khi trưởng thành, đôi lúc còn rụng nhiều hơn. Nếu cha mẹ thấy con có khuynh hướng rụng tóc ngày càng trầm trọng thì nên đưa đến bác sĩ ngay để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm đánh giá tình hình, thảo luận và đưa ra hướng xử lý phù hợp, an toàn nhất.
Bệnh lý rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ thói quen chăm sóc không đúng cách, dinh dưỡng không đầy đủ. Hoặc nó đôi khi cũng là triệu chứng cảnh báo về một số bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu cho kỹ những nguyên nhân này để loại trừ khả năng nguy cơ tiêu cực cho con. Cụ thể:
Bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi lạ lẫm. Một trong những sự thay đổi có tác động nhiều nhất chính là nội tiết tố. Chúng ảnh hưởng đến việc bộc phát cảm xúc, sở thích, thói quen ăn uống, kể cả vòng đời phát triển của tóc.
Thủ phạm phổ biến gây nên chứng rụng tóc ở tuổi dậy thì là hóc môn Dihydrotestosterone (DHT), một dạng biển thể của Testosterone. Chúng hình thành dưới sự trợ giúp của một loại enzim nằm trong tuyến dầu của tóc. Sau đó chuyển hóa và gia tăng đột ngột khiến các nang tóc bị thu nhỏ, tình trạng rụng tóc nhanh chóng diễn ra. Rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì đa phần bắt nguồn từ nguyên nhân này. Bởi vì sự rối loạn nội tiết tố sẽ diễn ra trên cơ thể bạn nam mạnh mẽ hơn bạn nữ.
Chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ đầy có vai trò rất quan trọng với sức khỏe cũng như mái tóc. Thế nhưng, hầu như rất ít người trong chúng ta chịu chú trọng và thiết lập những bữa ăn giàu dưỡng chất. Ngược lại, một số bạn trẻ còn có khái niệm ăn kiêng giảm cân để cơ thể trông mảnh mai, quyến rũ hơn. Thiếu hụt dinh dưỡng chính là lý do vì sao rụng tóc ở tuổi dậy thì lại “được phép” xuất hiện trong giai đoạn này.
Cụ thể, các Vitamin và khoáng chất sau đây rất cần thiết cho tóc nhưng luôn luôn không được bổ sung đủ: Protein, Sắt, Vitamin nhóm B (B3, B6, B7, B12,...), Kẽm,... Điều này khiến tóc dẫn dễ bị khô, giòn, thậm chí là viêm nhiễm nang tóc, hậu quả sợi tóc mới không thể mọc lại.
Xem thêm: Rụng tóc thiếu vitamin gì và dưỡng chất nào giúp tóc chắc khỏe?
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng bị rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì. Bởi sắt chính là máu, chiếm đến 95% dưỡng chất đi nuôi dưỡng nang tóc và các tế bào mầm tóc dưới da. Những bạn nữ trong độ tuổi mới lớn thường xuyên mất máu rất nhiều trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Điều đó khiến nồng độ sắt trong máu thấp gây nên hiện tượng tóc yếu, khô xơ và gây ra rụng tóc ở tuổi dậy thì. Khi được cung cấp đủ sắt, cơ thể sẽ nhanh chóng tràn đầy năng lượng, vận chuyển máu đi nuôi nang tóc. Tóc đủ chất từ đó cũng phát triển tốt hơn, chắc khỏe, bóng mượt và hạn chế gãy rụng tóc ở tuổi dậy thì hiệu quả.
Một số dấu hiệu thiếu sắt bạn có thể dễ dàng nhận biết:
Xu hướng làm đẹp luôn thay đổi từng ngày và tuổi teen là độ tuổi ham làm đẹp, thích khẳng định bản thân nhất. Các bạn trẻ hào hứng thay đổi kiểu tóc liên tục để bắt kịp phong cách thời trang cá tính, thời thượng. Việc không ngần ngại lạm dụng các phương pháp tạo kiểu từ hóa chất, dụng cụ tạo nhiệt như uốn, duỗi, nhuộm, sấy vô tình làm tổn thương tóc. Hậu quả là tóc bị khô xơ, tốc độ rụng tóc ở tuổi dậy thì nhanh hơn tốc độ mọc phục hồi trở lại. Mặt khác, việc buộc tóc quá chặt, buộc lên quá cao hoặc thường xuyên tết chặt tóc, cuốn nhiều vòng để cố định cũng có thể khiến sợi tóc chịu áp lực nặng nề. Chúng bị kéo căng, gây hư tổn thân tóc, chân tóc và tóc dần gãy rụng đi vì yếu.
Rụng tóc ở tuổi dậy thì là nỗi ám ảnh không chỉ của riêng các bạn trẻ mà còn là của phụ huynh. Các bậc phụ huynh không biết làm sao để cải thiện tình hình, giúp con vượt qua giai đoạn đầy tự ti, mặc cảm đó. Dưới đây là một số cách chữa rụng tóc tuổi dậy thì, bạn hãy tham khảo chi tiết:
Ăn uống lành mạnh, đủ chất là một trong những cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì cho hiệu quả bền vững, lâu dài. Bằng cách bổ sung nuôi dưỡng từ bên trong, tóc mới sẽ nhanh chóng mọc ra, chắc khỏe, hạn chế xơ yếu, gãy rụng hẳn. Cha mẹ hãy chú trọng đưa các thực phẩm có lợi sau đây vào mỗi bữa ăn của trẻ:
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế để bé sử dụng quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ cay nóng. Chúng là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, cha mẹ cũng nên khuyến cáo trẻ tuổi dậy thì thiết lập lối sống lành mạnh. Điều này rất tốt cho thể chất của trẻ khi đến tuổi trưởng thành, việc rụng tóc cũng cải thiện khá tốt. Chẳng hạn như:
Bên cạnh đó, bạn còn có thể áp dụng các phương pháp từ thiên nhiên để chăm sóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, hạn chế rụng tóc ở tuổi dậy thì cho bé. Có thể kể đến một số phương pháp phổ biến, hiệu quả và dễ dàng thực hiện như:
Rụng tóc ở tuổi dậy thì cũng có thể cải thiện không ít nếu bạn biết cách chăm sóc tóc và da đầu. Bạn hãy thực hiện các động tác được hướng dẫn sau để da đầu luôn khỏe mạnh, tóc phát triển tốt, ít gãy rụng hơn:
Cũng như đã nói, rụng tóc ở tuổi dậy thì đôi khi còn xuất phát từ nguyên nhân trẻ liên tục thay đổi tạo kiểu. Vì vậy, bạn hãy cảnh báo để trẻ không lạm dụng quá nhiều phương pháp làm đẹp tóc. Nhất là phương pháp có tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao nếu thực sự không cần thiết.
Nếu đã trải qua quá trình rụng nhiều tóc, bạn hãy thử cho bé cắt một kiểu tóc ngắn. Nó có thể giúp tóc giảm thiểu gãy rụng hơn, trông bề ngoài cũng có vẻ dày dặn hơn là nuôi tóc dài. Tốt nhất chỉ nên thực hiện thay đổi 6 tháng 1 lần để tóc có thời gian phục hồi.
Cuối cùng, cha mẹ cũng đôn đốc con trong các việc như:
Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể rất cần được nạp đủ dưỡng chất cũng như lượng nước. Trẻ nên quan tâm uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng rụng tóc diễn ra. Bạn có biết, nước chính là yếu tố giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu thông suốt hơn. Từ đó hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc hiệu quả nhất.
Trẻ có thể chọn uống nước lọc hay nước trái cây đều được, nhưng lưu ý cần hạn chế trái cây quá nhiều đường. Những loại nước ngọt có gas, cà phê, trà sữa cũng nên hạn chế vì chúng không tốt cho sức khỏe. Đôi khi chúng còn gây tác dụng ngược khiến tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì diễn ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, rụng tóc ở tuổi dậy thì cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, cha mẹ nên trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết trong nuôi dưỡng và chăm sóc tóc. Từ đó có thể đồng hành cùng con vượt qua “ngưỡng cửa” tuổi teen đầy chông chênh này một cách hoàn hảo nhất. Mặc dù là trải nghiệm không mấy vui vẻ, dễ chịu nhưng bạn cứ yên tâm tình trạng sẽ cải thiện theo thời gian. Nếu không phải là yếu tố di truyền thì tóc của các bé sẽ nhanh chóng trở về đúng chất tóc như ban đầu. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn tự tin, vững bước hơn trên hành trình nuôi con tuổi dậy thì.