Chân tóc đóng vai trò quan trọng giúp hàng triệu sợi tóc “bám trụ” trên da đầu. Vì vậy, nếu chân tóc yếu thì điều hiển nhiên là việc gãy rụng sẽ khó tránh khỏi. Trong thời gian dài, nếu không tìm cách xử lý phù hợp mái tóc sẽ ngày càng mỏng và thưa. Tệ hơn là dẫn đến hậu quả như hói đầu sớm khiến diện mạo bên ngoài của bạn bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vậy bạn đã biết nguyên nhân của tình trạng chân tóc yếu dễ rụng là gì chưa? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả? Lời giải đáp sẽ có ngay dưới trong nội dung bài viết sau đây!
Cấu tạo của một sợi tóc bao gồm 2 thành phần chủ yếu là thân tóc và nang, bóng. Phần thân hình thành nên sợi mọc ra khỏi da đầu, phần nang chứa chân tóc bên trong không lộ ra ngoài. Các mạch máu nhỏ li ti dưới đáy nang đóng vai trò truyền dẫn chất dinh dưỡng từ chân tóc đi lên ngọn. Vì thế tóc mới luôn chắc khỏe, bóng mượt, bồng bềnh theo thời gian.
Chân tóc yếu là tình trạng nang không đủ dinh dưỡng để nuôi chân tóc hoặc chân tóc bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Điều này khiến sợi tóc không được nuôi dưỡng dần dần bị khô xơ, đứt gãy và rụng sớm. Đương nhiên, tóc cũng không thể tái tạo lại dẫn đến hiện tượng hói đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Chân tóc yếu rụng nhiều khiến bạn lo lắng không biết phải làm sao để khắc phục. Hiểu được những nguyên nhân sâu xa dưới đây bạn sẽ nhanh chóng có phương pháp điều trị hiệu quả:
Một số người bẩm sinh sở hữu chân tóc yếu là do khuynh hướng di truyền các chứng rối loạn về tóc, lông. Vì vậy họ thường xuyên bị rụng tóc dù không có yếu tố nào tác động. Trong đó, hiện tượng nang tóc giảm dần kích thước theo thời gian khiến tóc rụng, hói đầu là phổ biến nhất. Đối tượng nam giới có tỷ lệ di truyền này cao hơn phụ nữ.
Da dầu do thói quen ăn uống, vệ sinh không đúng cách bị nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, nấm ngoài gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị dứt điểm chúng sẽ dần tác động xấu đến nang tóc bên trong. Một khi nang tóc bị tổn thương thì chân tóc sẽ yếu khiến tóc gãy rụng nhanh chóng, thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn. Ngoài ra, còn khiến vẻ ngoài của bạn bị ảnh hưởng, mất thẩm mỹ, khả năng cao bạn phải dùng tóc giả cả đời.
Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng da đầu bị nấm nhanh chóng
Chân tóc yếu dễ gãy rụng còn xuất phát từ nguyên nhân tóc thường xuyên tạo kiểu tiếp xúc với hóa chất độc hại. Chẳng hạn như các loại thuốc có tác dụng làm thẳng, xoăn, lên màu trong quá trình uốn, duỗi, nhuộm, tẩy,... Chúng góp phần làm biến đổi cấu trúc của tóc, ảnh hưởng xấu đến chân tóc, nang tóc và cuối cùng khiến tóc yếu đi, dễ hư tổn, gãy rụng.
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nang tóc bị thu hẹp dần, chân tóc tổn thương. Khả năng phát triển cũng như biệt hóa của tế bào mầm tóc giảm sút hẳn, kích hoạt quá trình rụng tóc. Từ đó khiến tóc mọc chậm hoặc không mọc trở lại nữa trong suốt vòng đời của mình.
Tình trạng thường xuyên đối mặt với căng thẳng, lo âu trong thời gian dài làm ức chế nội tiết tố sinh sản. Ngoài ra còn do thói quen ăn uống thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, Vitamin nhóm B, H, Omega 3, Zn, Fe,... Yếu tố này đa phần xuất hiện ở nữ giới trong thai kỳ, giai đoạn tiền mãn kinh hay nam giới lúc mãn dục bị rối loạn tăng giảm bất thường các nội tiết tố Testosterone.
Mặt khác các vấn đề về chăm sóc, nuôi dưỡng tóc không được chú trọng cũng là nguyên nhân chân tóc yếu. Ví dụ bạn không gội đầu thường xuyên hoặc gội đầu quá nhiều làm rối loạn chất dầu bảo vệ da đầu tự nhiên. Viêm da tiết bã nhờn, bong tróc tạo gàu ngứa ngáy khiến bạn phải liên tục gãy, cào tổn thương chân tóc. Điều này vô tình khiến tóc gãy rụng, mức độ suy yếu ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Việc ăn uống hàng ngày không điều độ, thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng khiến chân tóc bị yếu. Vậy chân tóc yếu thiếu chất gì, đó chính là Kẽm và Vitamin E - Chìa khóa cho sức khỏe của tóc.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra Protein, sửa chữa mô tóc và duy trì các tuyến dầu xung quanh chân tóc. Thực phẩm giàu Kẽm bao gồm: Thịt bò, hạt hướng dương, rau mồng tơi, quả bơ,...
Vitamin E là hoạt chất giúp ngăn ngừa căng thẳng, Stress gây Oxy hóa, thúc đẩy sự phát triển của tóc toàn diện.
Một chế độ ăn uống khoa học, giàu các dưỡng chất trên sẽ giúp nang tóc, chân tóc luôn khỏe mạnh, kích thích tóc mọc nhanh dài, bóng mượt, căng tràn sức sống.
Chân tóc yếu dễ rụng phải làm sao là câu hỏi nhiều người quan tâm, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng ra tăng như hiện nay. Để khắc phục hiệu quả tình trạng chân tóc yếu dễ rụng, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Việc lạm dụng quá đà và liên tục các hóa chất làm tóc sẽ khiến chân tóc bị tổn thương nặng nề. Do đó bạn nên hạn chế điều này, tốt nhất 6 tháng bạn hãy thay đổi kiểu tóc 1 lần.
Thường xuyên ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để chân tóc luôn được chắc khỏe. Gội đầu 2 - 3 lần mỗi tuần, chăm sóc tóc với Kẽm và Vitamin E
Đối với nguyên nhân tóc bị gàu nấm làm chân tóc yếu, bạn nên sử dụng các dòng dầu gội đặc trị cho da đầu. Tùy theo sở thích, nhu cầu cũng như cơ địa bạn có thể lựa chọn giữa dòng dầu gội thiên nhiên hoặc nhân tạo. Mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng thích hợp với từng người.
Dầu gội thiên nhiên thường cho kết quả không rõ rệt hoặc chậm hơn nhưng lại lành tính và an toàn cho người dùng. Trong khi đó, dầu gội dùng hóa chất do nhiều thành phần hoạt động mạnh nên cho kết quả cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, nó lại có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, kích ứng da đầu.
Snowclear là một trong những dược phẩm trị gàu nấm được ưa chuộng trên thị trường. Trong sản phẩm có chứa nhiều thành phần dược tính cực kỳ tốt lại an toàn cho da. Đặc biệt, Snowclear diệt gàu nấm tận gốc, dưỡng ẩm tối ưu từ sâu chân tóc, không làm tóc bị khô, tróc vảy hay tổn thương.
Xem thêm các tiêu chí chọn dầu gội trị gàu nấm hiệu quả
Bên cạnh đó bạn cũng nên che chắn, bảo vệ tóc trước những tác nhân xấu từ môi trường: Tia UV, bụi bẩn, khói bụi,...
Bạn có thể dùng các loại Vitamin như B, H. Vitamin C,... chăm sóc từ bên trong song song bôi Vitamin E từ bên ngoài. Như vậy tóc sẽ được nuôi dưỡng từ máu trong cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng gãy rụng do chân tóc yếu.
Cuối cùng, bạn cũng nên sử dụng nhiều dòng dưỡng ẩm cho tóc, kích thích chân tóc phát triển khỏe mạnh. Một số dòng dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên bạn không nên bỏ qua như: Dầu dừa, dầu Oliu, dầu gấc,...
Hy vọng rằng những thông tin trên đây giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị chân tóc yếu hiệu quả nhé! Đừng quên thường xuyên theo dõi SnowClear để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tóc bạn nhé