Rụng tóc thiếu vitamin gì và bổ sung gì để tóc chắc khỏe?

Bạn lo lắng về vấn đề rụng tóc nhiều của mình không biết rụng tóc thiếu vitamin gì? Cần bổ sung dưỡng chất gì để tóc chắc khỏe? Lời giải đáp cùng với những tư vấn từ các chuyên gia trong bài viết đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng rụng tóc này.

Mục Lục

Bạn có biết chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mái tóc? Và một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rụng tóc đa phần đều là do thiếu chất? Vậy rụng tóc thiếu Vitamin gì? Cần bổ sung như thế nào mới là đúng, đủ và hợp lý để mái tóc sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại? Mời bạn cùng Snowclear tìm hiểu lời giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết sau đây!

1. Cấu tạo của sợi tóc

1.2 Nang tóc

Nang tóc

Nang tóc có hình dáng giống như cái chén bầu với phần đáy phình to chứa rất nhiều mạch máu và tế bào thần kinh. Chúng nằm phía dưới và kết dính với da đầu, sâu trong lớp biểu bì nhằm đưa dưỡng chất đi nuôi tế bào mầm tóc.

Xung quanh nang tóc là các tuyến nhờn (bao gồm tuyến dầu, tuyến bã) làm nhiệm vụ tiết ra dầu nhờn, bôi trơn sợi tóc. Bên cạnh đó, các tuyến nhờn này cũng giúp phần nang tóc co giãn linh hoạt tùy theo nhiệt độ tiếp xúc. Đặc biệt, trong nang tóc còn có 2 bộ phận vô cùng quan trọng nữa là phình tóc và nhú bì. Cả 2 đều rất cần thiết đối với sự sống của 1 sợi tóc. Phình tóc chứa những tế bào mầm tóc ban đầu, còn nhú bì là nơi biệt hóa tế bào đó thành sợi tóc hoàn chỉnh.

1.3 Phần thân tóc

Phần thân tóc

Không như nang tóc, phần thân nằm lộ thiên bên ngoài da đầu, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng. Xét theo cấu trúc chiều ngang, thân tóc bao gồm 3 lớp chính: Lớp tủy, lớp giữa và lớp biểu bì. Trong đó:

  • Lớp tủy (Medulla): Là lớp trong cùng, trung tâm của sợi tóc, chứa nhiều hạt chất béo. Vì nằm sâu bên trong nên lớp tủy rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Nó có thể bị tiêu hủy nếu không được tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng làm tóc yếu dần.
  • Lớp giữa (Cortex): Như tên gọi của mình, chúng nằm ở lớp trung gian của sợi tóc do nhiều bó sợi nhỏ hợp thành. Cortex có chứa sắc tố Melanin quyết định nên màu sắc của sợi tóc (Đen, Nâu hay Vàng, Đỏ). Độ chắc khỏe của lớp giữa hầu như phụ thuộc rất nhiều vào lớp biểu bì ngoài cùng được nhắc đến phía dưới đây.
  • Lớp biểu bì (Cuticle): Lớp này được tạo thành từ 5 - 10 lớp Keratin xếp chồng lên nhau, gắn kết bởi một lớp keo như vảy cá. Ngoài ra, bên ngoài cùng của lớp biểu bì còn được phủ thêm một lớp màng mỡ rất mỏng. Nó giúp tóc khó thấm nước hơn và luôn tạo cảm giác bóng mượt.

Nếu để lớp biểu bì tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất như thuốc làm đẹp, Florua,... tóc sẽ dễ bị mất chất kết dính. Độ bóng vốn có của nó cũng dần biến mất, khiến tóc trở nên khô xơ, thiếu thẩm mỹ.

1.4 Màu sắc của tóc

Yếu tố quyết định màu sắc của tóc

Như đã nói, lớp giữa Cortex có chứa nhiều sắc tố Melanin - yếu tố quyết định màu sắc của tóc. Melanin lại chia thành 2 loại nhỏ hơn bao gồm: Eumelanin và Pheomelanin, trong đó:

  • Eumelanin tồn tại trong Cortex tạo ra màu Đen và Nâu tự nhiên cho toàn bộ mái tóc.
  • Trong khi đó, Pheomelanin xuất hiện nhiều ở lớp giữa sẽ giúp tóc của bạn bẩm sinh có màu Vàng hoặc màu Đỏ.
  • Theo ước tính, trên thế giới hiện nay có đến hơn 90% người sở hữu mái tóc tự nhiên màu Đen và Nâu. Điều này đồng nghĩa với việc sắc tố Eumelanin thường phổ biến hơn Pheomelanin trong tóc người.

2. Quá trình phát triển của tóc

Quá trình phát triển của tóc

Vòng đời phát triển của tóc trung bình sẽ kéo dài từ 2 - 6 năm. Mỗi ngày, tóc sẽ dài thêm từ 3 - 3.5mm, tương đương khoảng 1cm một tháng. Mặt khác, chiều dài và tốc độ mọc của tóc nhanh hay chậm, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện trong 1 tuần tóc dài đến 10cm như nhiều người vẫn truyền tai nhau. Điều này là phản khoa học và không có cơ sở chứng minh rõ ràng, hợp lý. Mặc dù chiều dài, độ dày của sợi tóc ở mỗi người không giống nhau nhưng hầu hết đều trải qua 3 giai đoạn chính. 3 giai đoạn này tạo nên vòng đời của sợi tóc, cụ thể:

  • Giai đoạn mọc Anagen: Trong nang tóc đoạn phình to, các tế bào mầm tóc đủ dưỡng chất sẽ dần phát triển rồi chuyển xuống phần nhú bì. Ở phần này, chúng biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh rồi mọc dài ra ngoài da đầu như chúng ta vẫn thấy. Giai đoạn mọc Anagen kéo dài này trung bình từ 2 - 6 năm, và giai đoạn mọc tóc của nữ thường dài hơn nam. Có khoảng 85 - 95% số lượng sợi tóc được hình thành và sinh trưởng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn Catagen (ngưng mọc tóc): Giai đoạn này chỉ xuất hiện ở khoảng 1 - 2% sợi tóc trên da đầu, thường kéo dài trung bình trong 3 tuần. Ở Catagen, sợi tóc sẽ không phát triển nữa mà thay vào đó chúng teo nhỏ rồi dần tách khỏi phần nhú bì.
  • Giai đoạn Telogen (giai đoạn nghỉ, chờ rụng và rụng): Sợi tóc sau khi ngưng mọc sẽ bị đào thải ra khỏi da đầu hay nói cách khác là rụng đi. Đồng thời, sợi tóc mới cũng chuẩn bị hình thành để thay thế. Giai đoạn này chỉ xuất hiện ở khoảng 5 - 10% số sợi tóc và kéo dài trong 3 tháng.

Tóm lại, da đầu mỗi người có từ khoảng 100.000 - 120.000 sợi tóc nhưng mỗi sợi lại có vòng đời rất khác nhau. Và trung bình mỗi ngày có tầm 60 - 100 sợi tóc bị rụng đi. Đây là một trong những vấn đề sinh lý rất bình thường. Chúng chỉ trở nên bất thường nếu bạn quan sát, nhận thấy có hơn 100 sợi tóc rụng mất trong 1 ngày. Nó có thể cảnh báo cho bạn biết rụng tóc thiếu Vitamin gì hoặc cơ thể bạn đang mắc một loại bệnh lý.

3. Rụng tóc thiếu Vitamin gì?

Nhiều người băn khoăn, không biết cơ thể thiếu chất gì gây rụng tóc và cần bổ sung gì để hạn chế hiện tượng này. Đa phần tóc rụng đều xuất phát từ việc mái tóc của bạn thiếu hụt các dưỡng chất sau đây:

3.1 Thiếu Vitamin D

Thiếu Vitamin D

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng, Vitamin D là một vi chất rất quan trọng. Nó đóng vai trò vô cùng lớn trong chu kỳ phát triển của nang tóc cũng như nang lông. Vì vậy, nếu bạn thắc mắc rụng tóc thiếu Vitamin gì nhiều nhất thì đó chính là Vitamin D. Các yếu tố có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu hụt Vitamin D này thường bao gồm: Việc phơi nắng không đủ, da sẫm màu, béo phì và tắc dạ dày. Người kém hấp thu chất béo cũng có nguy cơ cao thiếu hụt Vitamin D.

3.2 Rụng tóc thiếu vitamin gì? - Thiếu Protein

Rụng tóc thiếu vitamin gì? - Thiếu Protein

Protein là thành phần chính yếu góp phần cấu tạo nên sự sống của một sợi tóc. Dưỡng chất chiếm đến 70% và thúc đẩy, kích thích sự tăng trưởng của tế bào mầm tóc. Đồng thời Protein cũng có thể giúp chữa rụng tóc, gia tăng sự bóng khỏe, mượt mà.

Vì thế, nếu thiếu Protein cấu trúc của tóc sẽ rất yếu, không có sự liên kết khiến toàn bộ sợi tóc bị hủy hoại. Dần dần mái tóc trở nên khô xơ, chẻ ngọn và dễ dàng gãy rụng khi chịu sự tác động từ bên ngoài. Protein còn có tên gọi quen thuộc khác là chất đạm, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, sữa,...

4. Những loại vi chất cần thiết giúp tóc luôn chắc khỏe

Giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, mái tóc cũng rất cần được chăm sóc và nuôi dưỡng để có thể chắc khỏe và phát triển đúng chu trình của mình. Dưới đây là gợi ý những nhóm vi chất quan trọng bạn cần nạp đủ:

4.1 Protein

Protein

Như có đề cập ở trên, Protein rất thiết yếu trong sự sống, tuổi thọ, vòng đời của một sợi tóc. Tóc gãy rụng nguyên nhân đa phần là do thiếu hụt Protein. Cho nên nếu cần bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rụng tóc thiếu Vitamin gì, thì Protein nên được ưu tiên hàng đầu.

Các loại thức ăn có chứa Protein rất đa dạng và phong phú, bạn có thể tìm thấy dễ dàng ở bất cứ đâu. Chẳng hạn như: Các loại thịt, cá, trứng, trong sữa cũng có hàm lượng dồi dào Protein. Người ăn chay có thể chọn ăn những loại đậu như đậu nành, đậu ván,... Vì trong đậu cũng rất giàu loại dinh dưỡng Protein này.

4.2 Các loại Vitamin nhóm B

Bên cạnh Vitamin D, Vitamin nhóm B cũng là lời giải đáp đầy đủ hơn cho câu hỏi tóc rụng thiếu Vitamin gì của bạn. Loại Vitamin này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của mái tóc. Chúng bao gồm: Vitamin B1, Vitamin B2, B3, Vitamin B5, B6 và Vitamin B12. Các Vitamin thuộc nhóm B có khả năng tái tạo hồng cầu, đưa Oxy và chất dinh dưỡng vào máu theo nhiều cách khác nhau. Từ đó nuôi dưỡng da đầu và tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, duy trì sự chắc khỏe cho từng sợi tóc. Bạn có thể bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào Vitamin nhóm B như: Ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, hải sản, thịt cá đỏ, các loại rau xanh đậm màu,... Cụ thể, nhiệm vụ của từng loại Vitamin như sau:

4.2.1 Vitamin B3

Vitamin B3

Vitamin B3 làm nhiệm vụ kích thích sự lưu thông, tuần hoàn máu trên da đầu. Theo các chuyên gia, bạn phải bổ sung khoảng 15mg Vitamin B3 mỗi ngày cho cơ thể. Loại Vitamin này có nhiều trong men bia, các loại cá, thịt gà và thịt lợn,... mà bạn ăn hàng ngày.

4.2.2 Vitamin B5

Vitamin B5

Với thắc mắc rụng tóc là thiếu Vitamin gì, chắc chắn không thể không nhắc đến Vitamin B5. Loại vi chất này sẽ hỗ trợ bạn ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc hiệu quả, đồng thời kìm hãm quá trình bạc tóc sớm. Vitamin B5 có nhiều trong các loại ngũ cốc, men bia cũng như lòng đỏ trứng gà. Hãy bổ sung từ 4 - 7mg Vitamin B5 mỗi ngày để tóc được nuôi dưỡng tối ưu.

4.2.3 Vitamin B6

Vitamin B6

Ngoài ra, Vitamin B6 cũng rất quan trọng, đóng vai trò ngăn ngừa chứng rụng tóc, tăng cường sắc tố Melanin hiệu quả. Nhờ vậy tóc luôn đen bóng, mượt mà, trẻ hóa theo thời gian. Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin B6 bạn không nên bỏ qua bao gồm: Men bia, gan, ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà, rau màu xanh đậm,... Lượng Vitamin B6 cần thiết mỗi ngày cho cơ thể là 1.6mg.

4.2.4 Vitamin B12

Vitamin B12

Vitamin B12 là Vitamin tan trong nước, hỗ trợ quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu giàu Oxy đi nuôi dưỡng nang tóc. Từ đó nang tóc được nhận tất cả mọi chất dinh dưỡng giúp sợi tóc hình thành và phát triển toàn diện hơn. Bổ sung 2mg Vitamin B12 mỗi ngày, tóc của bạn sẽ luôn đen bóng, lâu bạc và hạn chế gãy rụng hữu hiệu. Vitamin B12 có nhiều trong trứng, sữa, thịt gà, thịt cá,...

4.3 Vitamin E

Vitamin E

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến Vitamin E, một loại Vitamin rất nổi tiếng đối với làn da và mái tóc. Không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng da đầu, loại Vitamin này còn làm tóc sáng bóng, mượt mà một cách hiệu quả. Tocotrienols và Tocopherols là 2 thành viên thuộc họ nhà Vitamin E hỗ trợ mái tóc chống Oxy hóa mạnh mẽ. Sự thiếu hụt nguồn Vitamin này có thể dẫn đến chứng thiếu máu, tan màu, làm ảnh hưởng không ít đến tế bào thần kinh. Đương nhiên, rụng tóc là một trong những triệu chứng thường gặp ở người kém Vitamin E trong cơ thể. Bạn hãy bổ sung nguồn Vitamin E dồi dào này trong tóc trong các thực phẩm như rau xanh có lá, dầu thực vật, đậu tương,...

4.4 Vitamin C

Vitamin C

Vitamin C cũng chứa nhiều chất chống Oxy hóa như Vitamin E, nhưng hoạt động mạnh mẽ hơn. Vitamin C giúp mái tóc chống lại tối đa sự mất cân bằng Oxy hóa từ các gốc tự do, nguyên nhân chính ngăn chặn sự phát triển toàn diện của tóc.

Ngoài ra, Vitamin C cũng góp phần thúc đẩy cơ thể tạo Collagen, Sắt, các thành phần quan trọng đối với cấu trúc tóc. Bạn nên dùng những thực phẩm như dâu tây, ớt, ổi và trái cây quả mọng như cam, quýt, bưởi. Chúng sẽ cung cấp nguồn Vitamin C dồi dào cho mái tóc của bạn. Bổ sung Vitamin C mỗi ngày cũng giúp cơ thể của bạn mạnh khỏe hơn, cường tráng hơn, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ da, tóc luôn an toàn trước những tác nhân gây hại từ môi trường như: Tia UV, khói bụi, ô nhiễm,...

 

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn cải thiện được tình trạng rụng tóc của mình. Từ đó bạn biết được rụng tóc thiếu Vitamin gì và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Nếu bạn đang gặp tình trạng rụng tóc bất thường do thiếu hụt Vitamin thì không nên tự chẩn đoán tại nhà. Bạn nhất định phải đến thăm khám để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, tư vấn rõ việc bạn rụng tóc thiếu Vitamin gì. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định về chế độ ăn uống nhằm giúp bạn bổ sung dưỡng chất cho tóc phù hợp, hiệu quả hơn.

 
Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không có phải sự thật?

Nhiều người truyền tai nhau rằng việc gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn. Vậy gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không có phải là sự thật? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!