Nấm đầu ở trẻ em là bệnh lý da liễu khá thường gặp ở bé dưới 10 tuổi, nó chiếm tỷ lệ đến 92.5%. Bệnh dù không gây nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng khiến bé khó chịu, không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Khi trẻ gặp phải cha mẹ cần chú ý chăm sóc ra sao? Hãy cùng SnowClear tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết cho vấn đề.
Lý do chủ yếu khiến bé bị nấm da đầu thường là các vi nấm sinh sôi, phát triển trong điều kiện da ẩm ướt. Cha mẹ chủ quan, không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách. Cụ thể, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nấm đầu ở trẻ em phổ biến nhất cha mẹ nên chú ý:
Trẻ em có tính hiếu động rất cao, chúng thường hay vui chơi, nô đùa suốt cả ngày mà không biết mệt mỏi. Vận động liên tục dẫn đến việc ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, bã nhờn bám trên da đầu. Nếu không được chú ý vệ sinh, vùng da này sẽ nhanh chóng bị lấp đầy bởi tế bào chết gây bí tắc, ngứa ngáy. Không còn lớp màng bảo vệ da đầu, vi nấm sẽ thừa cơ hội tấn công, sinh sôi và gây hại đến trẻ.
Trẻ con rất thích chơi với các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà như chó, mèo có nhiều lông. Những loài nấm rận ký sinh trên da, trên lông chúng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp như vuốt ve, cưng nựng,... Nguyên nhân lây nhiễm từ thú cưng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất tại nước ta. Nhất là khi quan niệm của người dân trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc thú cưng còn khá lạc hậu, ít tắm gội, vệ sinh.
Ngoài ra, nấm đầu ở trẻ em còn bắt nguồn từ các chủng vi nấm hình thành trong những lần gội đầu không lau khô. Đồng thời, cho trẻ dùng chung lược, mũ hay nằm gối, chăn với người nhiễm nấm cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Nấm da đầu ở trẻ em thường xuất hiện một số biểu hiện dễ dàng nhận biết sau đây:
Trên thực tế, một số bệnh lý khi phát bệnh cũng ảnh hưởng đến da đầu trẻ với các triệu chứng tương tự bệnh nấm da đầu. Chính vì vậy, nếu thấy trẻ có biểu hiện tóc rụng nhiều, ngứa đầu bất thường đi kèm các dấu hiệu vừa nêu trên, bạn hãy mang bé đến bác sĩ thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Có nhiều cách chữa trị nấm đầu ở trẻ em chẳng hạn như điều trị bằng thuốc, sử dụng dầu gội hay bôi thuốc ngoài da,... Cụ thể như sau:
Đối với tất cả các biểu hiện bệnh nấm da đầu ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay. Các bác sĩ với chuyên môn cao sẽ chẩn đoán chính xác tình hình bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cha mẹ cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của bé về sau.
Một vài trường hợp nấm đầu ở trẻ em không quá nặng, bạn có thể chọn mua sản phẩm dầu gội trị nấm da đầu để khắc phục tình trạng. Những loại dầu gội có thành phần kháng nấm tối ưu bạn nên quan tâm bao gồm: Selenium Sulfide, Ketoconazole,... Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh dai dẳng không cải thiện, bạn nên dùng thêm các loại thuốc uống hay bôi để gia tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc uống có chứa Griseofulvin là một trong những loại thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt nấm hữu hiệu. Bé uống được trong 6 - 8 tuần sẽ thấy sự thay đổi dần ở các vùng da bị tổn thương do nấm da đầu. Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo Griseofulvin nên được dùng sau khi ăn, đặc biệt những bữa ăn giàu chất béo. Như vậy, thuốc sẽ dễ tăng khả năng hấp thụ vào cơ thể hơn thúc đẩy quá trình điều trị gặp nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng, bất kỳ loại thuốc trị nấm da đầu nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ, cần dùng đúng, đủ liều. Bởi, điển hình như Griseofulvin có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ như đau bụng, đau đầu.
Bôi thuốc trực tiếp ngoài da cũng được biết là phương pháp chữa bệnh nấm đầu ở trẻ em hiệu quả cao. Thuốc Azole hay Terbinafine là các loại thuốc bôi thường được bác sĩ khuyến cáo, chỉ định điều trị. Trong khi Azole chứa nhiều hoạt chất làm ức chế tổng hợp Ergosterol và Lipid trên tế bào nấm, tiêu diệt nấm triệt để. Thì Terbinafine lại tác động đến thành phần Sterol, kìm hãm sự tăng trưởng của nấm. Cả 2 đều thể hiện công dụng rất tốt của mình trong điều trị nấm da đầu ở trẻ em so với các nhóm khác. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải nếu bạn lạm dụng cho trẻ quá nhiều là tiêu chảy (đối với thuốc Azole). Vì thế, tốt nhất bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và phải thật cẩn thận cho bé nhỏ.
Nhìn chung, bệnh nấm đầu ở trẻ em không mấy nguy hiểm, chỉ là bệnh ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, triệu chứng bệnh như ngứa ngáy, đau, sưng sẽ khiến trẻ chịu nhiều khổ sở, khó chịu trong cảm giác. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bé giúp bạn phòng tránh bệnh tốt hơn:
Nấm đầu ở trẻ em có thể tái đi tái lại nhiều lần và rất thường gặp ở trẻ không được vệ sinh sạch sẽ. Cho nên, cha mẹ hãy ghi nhớ ngay những kiến thức này, đồng thời tuân thủ và tích cực trong điều trị đến khi trẻ khỏi hoàn toàn nhé!