Nang tóc yếu dễ rụng là như thế nào? Cách kiểm tra

Tóc yếu gây ra tình trạng rụng tóc và làm tóc trở nển thưa thót. Vậy nang tóc yếu dễ dụng là như thế nào? Tóc yếu có uốn được không? Lời giải đáp sẽ có trong câu trả lời trong bài viết đây.

Mục Lục

Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể con người, tóc rất cần được chăm sóc và nuôi dưỡng kỹ lưỡng từ gốc. Như vậy mái tóc mới luôn chắc khỏe, bồng bềnh và hạn chế hiện tượng gãy rụng, khô xơ mất thẩm mỹ. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến tóc yếu đi, chẳng hạn như: Căng thẳng, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu chất,... Nếu không xử lý kịp thời, tóc sẽ ngày càng trở nên thưa dần, rụng vĩnh viễn mà không thể phục hồi lại được. Vậy làm sao để biết tóc đang bị yếu, bệnh? Bạn hãy cùng Snowclear tìm hiểu nang tóc yếu là gì, cách nhận biết chi tiết và khắc phục hiệu quả ngay tại nhà.

1. Nang tóc yếu là như thế nào? 

Nang tóc yếu

Nang tóc bị yếu chính là tình trạng lỗ chân tóc bị thu nhỏ dần, không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng chân tóc và sợi tóc. Tóc mọc ra ngoài có hiện tượng chẻ ngọn, xỉn màu, khô xơ, rối rắm cực kỳ khó chải, đặc biệt rất dễ gãy rụng. Cấu trúc tóc lúc này hoàn toàn bị biến đổi, các thành phần bảo vệ tóc cạn kiệt dần như Protein, Keratin, Lipid,... Từ đó mái tóc tổng thể sẽ trở nên rất yếu, dễ bị tác động hơn so với bình thường.

2. Cách nhận biết tóc có phải là tóc yếu dễ rụng không

Bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể nhận biết được mái tóc của mình có khỏe mạnh hay không. Cụ thể:

2.1 Quan sát bằng mắt thường 

Quan sát bằng mắt thường để nhận biết tóc yếu

Đơn giản bạn chỉ cần quan sát kỹ phần chân tóc của mình là đã có thể phát hiện ra những hư tổn bên trong. Đầu tiên, bạn hãy ngồi ở khu vực có ánh sáng để dễ quan sát hơn. Sau đó kiểm tra xem tóc có bị chẻ ngọn, khô xơ hay không, nếu có chứng tỏ tóc đang bị thiếu dưỡng chất. Lúc này bạn cần chăm sóc lại, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để tóc được phục hồi như ban đầu.

2.2 Kiểm tra phần nang tóc 

Kiểm tra phần nang tóc yếu

Bạn hãy sử dụng một chiếc kẹp hoặc nhíp để nhổ một sợi tóc trên da đầu, đảm bảo giữ nguyên cả phần gốc. Tiếp theo bạn quan sát thật cẩn thận từ gốc đến ngọn để nhận biết tóc của mình có yếu hay không. Tóc yếu thường nang tóc sẽ có hình dạng hơi dẹt, chân tóc nhỏ hoặc không có chân tóc.

2.3 Kiểm tra độ đàn hồi của tóc 

Kiểm tra độ đàn hồi của tóc

Bạn cũng thực hiện như cách kiểm tra phần nang tóc, nhưng sau đó kéo căng nhẹ nhàng 2 đầu của sợi tóc. Nếu tóc khỏe nó sẽ có độ dẻo dai cùng đàn hồi tốt, ngược lại tóc yếu sẽ dễ dàng bị đứt ra làm hai. Ngoài ra bạn còn có thể thử độ đàn hồi bằng cách dùng ngón tay quấn một lượng tóc nhỏ xung quanh. Sau đó buông ra nếu tóc khỏe thì chúng sẽ trở về trạng thái ban đầu còn không thì là tóc yếu.

2.4 Theo dõi tình trạng rụng tóc 

Theo dõi tình trạng rụng tóc

Hãy theo dõi tình trạng tóc rụng mỗi ngày, bình thường mỗi ngày tóc sẽ rụng từ 50 - 100 sợi. Khi mái tóc không được khỏe, bạn sẽ thấy số lượng này tăng lên vượt qua con số chuẩn. Mặt khác, nếu thường xuyên thấy tóc rụng khi chải đầu thì có nghĩa là tóc đang xuất hiện vấn đề đáng lo ngại. Bạn cần nhanh chóng can thiệp bằng những phương pháp điều trị phù hợp để “cứu rỗi” mái tóc.

2.5 Quan sát lớp biểu bì trên tóc 

Quan sát lớp biểu bì trên tóc

Để biết tóc của bạn có đang bị yếu hoặc tổn thương hay không, hãy thử kẹp tóc giữa ngón trỏ và ngón giữa. Rồi lần lượt bạn vuốt nhẹ từ ngọn tóc xuống gốc, nếu tóc khỏe bạn sẽ cảm nhận được sự mịn màng. Trái lại, tóc hư tổn, khô xơ lại mang đến cảm giác thô ráp, sần sùi cho da tay của bạn.

2.6 Kiểm tra tóc yếu bằng nước 

Kiểm tra tóc yếu bằng nước

Bằng nước thông thường bạn cũng có thể kiểm tra được tình trạng tóc có yêu hay không. Nhổ một cọng tóc và thử cuộn tròn thả vào trong cốc nước, sợi tóc nổi lên cho thấy tóc rất khỏe. Ngược lại nếu như sợi tóc bị thấm nước và chìm dần xuống đáy cốc thì bạn cần chăm sóc tóc kỹ lại.

3. Khi tóc yếu nên làm gì? 

Tóc yếu nên làm gì tùy thuộc vào từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Ví dụ như yếu do thiếu chất, do tác động môi trường,... Dựa trên từng nguyên nhân mà bạn áp dụng cách điều trị cho phù hợp, hoặc có thể kết hợp toàn bộ để cho hiệu quả toàn diện nhất. Cụ thể:

3.1 Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và cho tóc

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và cho tóc

Điều tiên quyết bạn cần làm chính là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng chân tóc yếu từ sâu bên trong. Một số loại thực phẩm giàu Protein, Vitamin E, C, B, Kẽm, Sắt, khoáng chất là gợi ý lý tưởng. Bữa ăn hàng ngày bạn hãy cố gắng chuẩn bị các món như: Thịt bò, thịt gà, trứng, cá, hải sản, các loại đầu, rau cải Bina, bông cải xanh và nhiều dòng trái cây như bơ, bưởi, Kiwi, ổi, cam,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên sử dụng dầu dưỡng ẩm, Vitamin E hay Kẽm để massage từ chân đến ngọn tóc. Như vậy tóc sẽ được nuôi dưỡng trở lại từ ngoài vào trong, cho mái tóc khỏe mạnh toàn diện hơn.

3.2 Sử dụng những loại dầu gội giúp tóc chắc khỏe 

Sử dụng những loại dầu gội giúp tóc chắc khỏe

Có nhiều loại dầu gội có thể giúp tóc chắc khỏe. Dưới đây là một số loại dầu gội phổ biến mà bạn có thể thử:

  • Dầu gội chứa keratin: Keratin là một thành phần quan trọng trong cấu trúc tóc, và sử dụng dầu gội chứa keratin có thể giúp tái tạo và tăng cường sợi tóc. Dầu gội keratin thường có tác dụng phục hồi tóc hư tổn, làm tóc mềm mượt và chắc khỏe hơn.
  • Dầu gội chứa các dưỡng chất thiết yếu: Nhiều dầu gội chứa các dưỡng chất như vitamin, protein và các dạng dưỡng chất khác như dầu argan, dầu jojoba, dầu dừa, và dầu hạnh nhân. Các thành phần này giúp bổ sung độ ẩm, dưỡng chất và chất chống oxy hóa cho tóc, tăng cường độ bóng và chắc khỏe cho tóc.
  • Dầu gội chống gãy rụng: Nếu tóc bạn dễ gãy rụng, bạn có thể sử dụng dầu gội chuyên biệt để giảm gãy rụng và tăng cường độ dày của tóc. Dầu gội chứa các thành phần như caffeine, biotin và niacinamide thường được sử dụng để giảm hiện tượng gãy rụng tóc và kích thích mọc tóc mới.
  • Dầu gội chứa tinh dầu tự nhiên: Tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh có thể có lợi cho tóc. Chúng có thể giúp làm sạch tóc, cân bằng cảnh quan nhiệt độ của da đầu, và cung cấp dưỡng chất cho tóc.

Lưu ý rằng mỗi người có loại tóc và tình trạng tóc khác nhau, vì vậy không có một loại dầu gội phù hợp cho tất cả mọi người. Để chọn loại dầu gội thích hợp, bạn nên xem xét tình trạng tóc của mình, các vấn đề cụ thể bạn muốn giải quyết và tham khảo ý kiến của chuyên gia tóc nếu cần thiết.

3.3 Bảo vệ tóc tiếp xúc trực tiếp tới yếu tố môi trường 

Bảo vệ tóc tiếp xúc trực tiếp tới yếu tố môi trường

Đối với các yếu tố từ môi trường bên ngoài như tia UV, khói bụi,... đừng nghĩ chỉ có da mới cần được bảo vệ. Ngay cả tóc cũng tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều, chúng sẽ khiến tóc trở nên khô xơ, yếu ớt dẫn đến gãy rụng. Chưa kể do đặc thù công việc một số người còn làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại. Nếu có bạn hãy sử dụng dụng cụ che chắn cẩn thận, rửa tay thật sạch trước khi sở lên tóc để hạn chế tối đa nhé!

3.4 Hạn chế cho tóc tiếp xúc với hóa chất độc hại

Hạn chế cho tóc tiếp xúc với hóa chất độc hại

Cuối cùng, bạn hãy hạn chế thói quen thay đổi kiểu tóc liên tục vì chúng có thể làm tổn hại đến tóc. Chẳng hạn như uốn, duỗi, nhuộm tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại, ngay cả buộc tóc quá chặt, sấy tóc cũng làm tóc yếu. Nhiều người thắc mắc tóc yếu có uốn được không. Dù là uốn, duỗi hay nhuộm, tẩy tóc, tốt nhất bạn chỉ nên thực hiện mỗi 6 tháng 1 lần để tóc được phục hồi ổn định. Trong quá trình chờ tóc phục hồi, bạn hãy cố gắng chăm sóc tóc kỹ lưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh nhé!

Như vậy, bài viết trên SnowClear đã cung cấp một số thông tin về tóc yếu, cách nhận biết cũng như cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng, những thông tin này hữu ích và giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc về tóc gãy rụng. Chúc bạn nhanh chóng có được mái tóc chắc khỏe, mềm mượt, bóng dày hoàn hảo nhé!

 
Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Lý giải nguyên nhân tại sao nhuộm tóc xong bị gàu?

Bạn bất ngờ phát hiện gàu xuất hiện trên phần tóc mới nhuộm của mình và lo lắng không biết nguyên nhân do đầu dù không có tiền sử bệnh gàu. Cùng snowClear tìm hiểu nguyên nhân ngay dưới bài viết sau đây nhé.

Hé lộ 10 cách trị gàu ống nhanh nhất và hiệu quả bất ngờ

Các cách trị gàu ống nhanh nhất mang đến hiệu quả nhanh chóng nhất từ những nguyên liệu thiên nhiên như muối, chanh, giấm táo, dầu dừa,.. sau đây sẽ giúp bạn đánh bay gàu một cách nhanh chóng.