Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu? Lựa chọn nào tốt hơn?

Ủ tóc được biết đến là một phương pháp hữu hiệu để phục hồi tóc hư tổn. Vậy thì nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu để dưỡng chất thẩm thấu tốt nhất? Hãy cùng SnowClear tìm hiểu trong bài viết này nhé

Mục Lục

Mặc dù biết những lợi ích tuyệt vời của việc ủ tóc cũng như thường xuyên áp dụng để có mái tóc đẹp toàn diện. Thế nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu. Quy trình ủ tóc đúng ra sao và thời gian ủ bao nhiêu mới được tính là chuẩn xác.  Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây mời bạn cùng theo dõi!

1. Lợi ích của việc ủ tóc

Lợi ích của việc ủ tóc

Ủ tóc là khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tóc khoa học. Theo đó, người ta sẽ dùng 1 loại kem chứa hàm lượng dưỡng chất cao phủ lên tóc, làm mềm và thẩm thấu vào tóc. Cuối cùng, người ta lưu kem ủ lại trên tóc trong một khoảng thời gian nhất định và làm sạch tóc bằng cách gội đầu. Thao tác ủ đem lại nhiều ưu điểm nổi bật cho người sử dụng nên được ưa chuộng sử dụng rộng rãi bao gồm:

  • Cách thực hiện đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể áp dụng được ngay tại nhà.
  • Công thức ủ tóc đa dạng, nhiều loại phù hợp với mọi đối tượng, mọi chất tóc khác nhau. Bạn có thể lựa chọn công thức ủ tóc từ thiên nhiên an toàn lành tính hoặc các dòng kem ủ giàu dưỡng chất.

Đồng thời, phương pháp cũng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho mái tóc như sau:

  • Giúp phục hồi tóc hư tổn sau thời gian dài chịu tác động từ nhiều tác nhân độc hại ở môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như bụi bẩn, gió khô, tia UV, ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ cao, hóa chất nhuộm, tẩy, tạo kiểu,...

Ủ tóc giúp tóc khô xơ, gãy rụng được phục hồi nhanh chóng

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho tóc, gia tăng độ đàn hồi, bóng mượt. Ngoài ra còn làm hạn chế tối đa tình trạng tóc khô, xơ, rối, làm giảm gãy rụng, chẻ ngọn,... trong một thời gian dài.
  • Các thành phần giàu dưỡng chất trong kem ủ còn hỗ trợ lấp đầy những khoản thiếu hụt của tóc. Từ đó nuôi dưỡng tóc vượt trội, giúp tóc chắc khỏe tự nhiên, tạo lớp màng bảo vệ tóc luôn mềm mượt, bóng khỏe.
  • Hỗ trợ tóc dày mượt, óng ả, kích thích quá trình mọc tóc diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Ủ tóc đúng cách, loại kem ủ phù hợp còn khiến tóc có 1 mùi thơm tự nhiên, quyến rũ khiến bạn thu hút hơn.

2. Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu?

Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu

Nên ủ tóc trước hay gội đầu trước luôn là câu hỏi băn khoăn của nhiều người khi áp dụng phương pháp dưỡng tóc này. Để biết câu trả lời chính xác, trước hết bạn cần hiểu thật rõ tác dụng của từng công đoạn gội đầu và ủ tóc. Trong khi gội đầu là biện pháp giúp làm sạch tóc và da đầu, thì ủ tóc lại hỗ trợ cung cấp dưỡng chất phục hồi và nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe. Như vậy, gội đầu và ủ tóc đều là những công đoạn không thể thiếu trong quy trình chăm sóc tóc.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyên bạn nên gội đầu trước rồi mới thực hiện ủ tóc sau. Bởi việc dưỡng tóc cũng giống như dưỡng da, tóc cần được làm sạch rồi mới đến chu trình nuôi dưỡng. Ngoài ra, nếu bạn ủ tóc trước khi gội đầu, mái tóc cũng sẽ chứa nhiều bụi bẩn, cặn bã, dầu thừa,... Từ đó dưỡng chất không thể hấp thu tối đa vào trong chân tóc, chưa kể còn gây bí tắc cho da đầu, nguy cơ sinh gàu ngứa rất cao.

3. Ủ tóc tóc trước hay gội đầu trước có cần dùng dầu xả không?

 Ủ tóc tóc trước hay gội đầu trước có cần dùng dầu xả

Biết lời giải đáp cho câu hỏi nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu thì bạn cũng trả lời được vấn đề này. Thực chất, công đoạn ủ tóc hay dùng dầu xả đều cần thực hiện sau bước gội đầu để cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất. Vì vậy, nếu bạn có ý định ủ tóc thì có thể bỏ qua bước sử dụng dầu xả và ngược lại. Mặt khác, dầu xả cũng làm cho tóc trở nên nhờn rít hơn, khiến dưỡng chất có trong kem ủ khó thẩm thấu vào tóc.

4. Quy trình ủ tóc theo từng bước chi tiết

4.1 Chải tóc trước khi gội 

Chải tóc trước khi gội

Một quy trình ủ chăm sóc tóc đúng chuẩn sẽ bắt đầu bằng công đoạn chải tóc. Bạn hãy dùng một chiếc lược răng thưa chải đều để mái tóc suôn mượt trước khi tiến hành gội đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng nhiều trong quá trình gội. Nó cũng góp phần bảo vệ sợi tóc được chắc khỏe hơn từ gốc đến ngọn.

Thao tác chải đúng thường bao gồm:

  • Dùng lược răng mềm chải nhẹ nhàng từ phần đuôi tóc đến chân tóc.
  • Bạn nên chia nhỏ từng phần khi chải, lặp lại 2 - 3 lần rồi chải đều 1 lượt cho toàn bộ mái tóc.
  • Nếu có vị trí nào rối, xơ bạn hãy nhẹ nhàng gỡ rối, không nên tác động quá mạnh hay giật tóc. Vì như vậy sẽ gây đau nhức da đầu, đồng thời khiến tóc yếu, gãy rụng.

​Xem thêm: Tất tần tật các quy trình làm sạch lược chải gàu đầy đủ nhất

4.2 Làm ướt tóc 

Làm ướt tóc

Mái tóc là một sự cộng gộp của hàng ngàn sợi tóc nên rất khó để thẩm thấu dầu gội cho toàn bộ. Do đó trước khi gội đầu, bạn nên làm ướt tóc với nước ấm để chất tóc đồng đều hơn, dễ hấp thụ dầu gội. Hoặc đối với mái tóc bết dính, bóng dầu trong nhiều ngày (3 - 4 ngày), để gội sạch sâu bạn nên làm ướt tóc trước. Nước ấm có khả năng làm bong tróc hiệu quả các chất bẩn, tế bào chết, cặn bã, dầu nhờn bám dưới da đầu.

Tốt nhất bạn hãy gội nhẹ với dầu gội 1 lần để lấy đi 1 phần bụi bẩn trên tóc. Cách này cũng giúp lần gội sau dễ dàng lên bọt và đỡ đau rát da đầu hơn. Chưa kể, nước ấm còn có tác dụng làm giãn nở nang tóc, hỗ trợ tóc nhanh chóng được làm mềm và dễ gội sạch.

4.3 Gội làm sạch tóc

Có không ít người lo ngại, không biết nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu và quyết định thực hiện bước ủ trước. Tuy nhiên, đây lại là cách sai lầm khiến mái tóc bẩn không hấp thụ được hết dưỡng chất trong kem ủ. Thậm chí, nhiều trường hợp tóc còn gặp rắc rối ra nhiều dầu hơn, nhanh bết dính và không chắc khỏe như mong muốn. Cho nên chuyên gia khuyến cáo bạn nên gội đầu thật sạch rồi hãy sử dụng kem ủ tóc. Cụ thể sau bước làm ướt tóc, bạn dùng một lượng dầu gội vừa đủ xoa đều trong lòng bàn tay và thoa lên đầu. Dùng các đầu ngón tay thao tác massage nhẹ nhàng theo chuyển động hình xoắn ốc.

Gội làm sạch tóc

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không dùng móng tay để gội đầu vì có thể khiến da đầu bị tổn thương, đau rát. Vị trí đúng khi gội đầu là đi từ ót đến gáy, sau đó mới di chuyển sang 2 bên rồi cuối cùng lên đỉnh đầu. Thực hiện các động tác trên lặp đi lặp lại khoảng 3 - 5 phút cho đến khi mái tóc nổi đầy bọt. Lúc này, bạn cảm nhận tóc và da đầu đã sạch sẽ toàn diện thì xả sạch lại với nước mát (không dùng nước nóng để gội đầu).

4.4 Tiến hành ủ tóc 

Tiến hành ủ tóc

Ở bước này, bạn tiến hành chia tóc thành nhiều phần nhỏ rồi lần lượt bôi kem ủ tóc lên với 1 lượng vừa đủ. Bạn thao tác vuốt kem từ gốc đến ngọn để toàn bộ mái tóc đều được thẩm thấu dưỡng chất. Phần ngọn tóc cần được ủ kem dưỡng kỹ hơn vì khu vực này dễ bị cháy nắng, chẻ ngọn và thường hư tổn nhất.

Những người có tình trạng da nhạy cảm, tiết nhiều dầu cần hạn chế bôi kem ủ trực tiếp lên phần da đầu. Chúng có thể khiến da đầu thẩm thấu những dưỡng chất của kem ủ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Chắc chắn bạn sẽ dễ mắc các bệnh lý như gàu ngứa, viêm nhiễm, nổi mụn, viêm á sừng,... Điều này không chỉ khiến mọi công sức ủ tóc bị phá bỏ mà còn tốn kém thêm chi phí, thời gian để điều trị những bệnh lý không đáng có trên.

Sau khi bôi kem ủ thành 1 lớp màng mỏng bảo vệ, phục hồi hư tổn cho tóc, bạn hãy massage thật nhẹ nhàng. Sau đó mới dùng mũ trùm chuyên dụng hoặc khăn bông mềm ấm tóc lại để ủ. Tác dụng của công đoạn này nhằm giúp các biểu bì tóc được nở đều ra, thấm sâu các dưỡng chất vào trong. Lưu ý trước khi ủ, bạn hãy làm ấm khăn hoặc mũ trùm để giúp hiệu quả dưỡng tóc cao hơn. Hay trong quá trình ủ tóc, bạn cũng có thể dùng máy sấy để tăng nhiệt độ bên trong khăn ủ.

Xem thêm: 10 cách ủ tóc bằng dầu dừa trước khi gội đầu

4.5 Xả lại tóc thật sạch với nước

Xả lại tóc thật sạch với nước

Sau khi hết thời gian ủ tóc, bạn hãy dùng nước mát xả thật sạch tóc, lưu ý không dùng thêm dầu gội. Lúc này, bạn đã có thể cảm nhận được độ mềm mượt, óng ả của mái tóc sau khi ủ với kem dưỡng.

4.6 Sấy khô cho tóc

Sấy khô cho tóc

Cuối cùng, bạn lấy khăn bông thấm bớt nước cho ráo rồi lau tóc sơ qua để tóc khô một cách tự nhiên. Lưu ý thao tác cần nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát tóc quá mạnh tay khiến tóc dễ bị hư tổn, xơ rối. Nếu bạn bận ra ngoài và mong muốn tóc nhanh chóng khô, có thể sử dụng máy sấy nhiệt để hong khô. Tuy nhiên cần điều chỉnh nhiệt độ vừa đủ, hạn chế sấy tóc với nhiệt quá cao.

5. Thời gian ủ tóc sau khi gội đầu 

Thời gian ủ tóc sau khi gội đầu

Tùy loại kem ủ và cơ địa tóc của mỗi người mà thời gian ủ không cố định. Trung bình, bạn sẽ ủ tóc trong khoảng từ 10 - 30 phút là tối đa. Đối với người có chất tóc yếu không nên ủ quá lâu nhằm tránh làm tóc bị bết dính, tăng khả năng rụng tóc. Để chắc chắn thời gian ủ tóc sau khi gội đầu là bao lâu, bạn nên đọc phần nội dung trên bao bì sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ làm rõ thành phần, hướng dẫn sử dụng cũng như quy định thời gian ủ cho tình trạng tóc của bạn.

6. Một số lưu ý trong khi ủ tóc

6.1 Không nên lạm dụng ủ tóc nhiều lần

Không nên lạm dụng ủ tóc nhiều lần

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp nuôi dưỡng tóc, làm mượt tóc đạt hiệu quả tối ưu. Thế nhưng, bạn cần lưu ý không nên lam dụng ủ tóc quá nhiều lần. Cụ thể, trong 1 tuần bạn chỉ nên ủ từ 2 - 3 lần là chuẩn nhất.Nếu ủ tóc quá thường xuyên sẽ khiến tóc dễ bị gãy rụng nhiều hơn, nhanh bết dính, bám bẩn và tích tụ dầu nhờn.

Mặt khác, việc lạm dụng ủ tóc còn khiến kem ủ có cơ hội thẩm thấu vào da đầu. Nếu không được làm sạch kỹ sẽ dễ sinh ra nhiều vấn đề phiền toái khác như: Da đầu mọc mụn, viêm nhiễm da đầu gây gàu ngứa khó chịu,... Ngoài ra, ủ kem nhiều lần không đúng cách như không thấm bớt nước trên tóc trước khi ủ cũng dễ làm tóc yếu hơn. Sau bước gội đầu, bạn hãy dùng khăn bông khô mềm thấm nhẹ nước trên tóc, giảm ướt khoảng 70% rối mới bôi kem ủ.

6.2 Xả sạch tóc sau khi ủ 

Xả sạch tóc sau khi ủ

Ngoài ra, bạn không nên bôi kem ủ sát vào da đầu như đã nói ở trên. Vì như vậy sẽ khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm, sinh gàu ngứa, mọc mụn đau nhức khó chịu. Sau khi ủ tóc, bạn hãy xả thật sạch lại với nước cho đến khi cảm thấy tóc không còn cảm giác trơn nhớt. Đặc biệt không dùng thêm dầu xả và chỉ xả bằng nước lạnh không xả bằng nước nóng.

Đồng thời bạn cũng tuyệt đối tránh chải đầu sau quy trình ủ tóc, chỉ chải khi tóc đã khô hẳn. Vì lúc này tóc đang nhạy cảm, yếu và cần có thêm thời gian để hấp thu dưỡng chất trong kem ủ.

6.3 Người da đầu bị dầu hoặc tăng tiết bã nhờn không nên ủ tóc

 Người da đầu bị dầu hoặc tăng tiết bã nhờn không nên ủ tóc

Ủ tóc trước hay sau khi gội đầu tuy quan trọng nhưng cũng cần cẩn thận, nhất là đối với kiểu da đầu nhạy cảm. Người có cơ địa da dầu, dễ tăng tiết bã nhờn thì nên cân nhắc trước khi sử dụng kem ủ. Chúng sẽ khiến tóc của bạn dễ bị bết dính hơn, nhanh bám bẩn và gia tăng lượng dầu thừa trên da đầu. Cách tốt nhất là bạn nên tẩy tế bào chết định kỳ cho tóc, gội đầu với những loại dầu gội phù hợp.

Giải pháp này sẽ giúp da đầu của bạn loại bỏ sạch mọi chất bẩn cứng đầu, làm thông thoáng chân tóc. Từ đó tóc cũng chắc khỏe hơn, giảm gãy rụng hiệu quả, củng cố chân tóc từ sâu bên trong.Các loại dầu gội dược liệu hay dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên sẽ cực kỳ tốt cho chất tóc này. Chúng không chỉ có chức năng điều trị, làm sạch tốt mà còn hỗ trợ cho mái tóc bóng khỏe hơn, hạn chế các bệnh lý về da đầu.

 

Bên cạnh việc tìm hiểu ủ tóc bằng những công thức đa dạng, bạn còn phải biết cách ủ như thế nào, thời gian bao lâu,... cho hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, trả lời được câu hỏi “nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu”. Ngay bây giờ, bạn hãy lưu lại và áp dụng cho bản thân để sở hữu một mái tóc óng ả, mượt mà tự nhiên nhé! Đừng quên theo dõi SnowClear thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc tóc nhé 

 
Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không có phải sự thật?

Nhiều người truyền tai nhau rằng việc gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn. Vậy gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không có phải là sự thật? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nhuộm tóc mấy ngày thì gội đầu để tóc bền màu lâu phai?

Hạn chế gội đầu sau khi nhuộm tóc tại salon về là phương pháp hiệu quả giúp màu trên tóc giữ được lâu. Vậy nhuộm tóc mấy ngày thì gội đầu được? Sau khi nhuộm tóc bao lâu thì gội đầu? Cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết sau đây nhé.