Bệnh nấm tổ ong da đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tất tần tật các thông tin chi tiết về bệnh nấm tổ ong da đầu cùng với các cách điều trị nhanh chóng sẽ có trong bài viết này!

Mục Lục

Nấm tổ ong (tên tiếng Anh Kerion) là một trong những hiện tượng nhiễm nấm thường xuất hiện trên da, da đầu hay móng tay. Môi trường nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi nhất để chủng nấm Kerion sinh sôi và phát triển. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, trẻ em ở độ tuổi đi học tạo nên các triệu chứng đỏ, rạn da, ngứa,... Thậm chí loại nấm này còn có thể để lại dẫn đến sẹo, rụng tóc và gây hói vĩnh viễn. Bài viết này, mời bạn cùng SnowClear tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này ngay trong bài viết sau đây.

1. Bệnh nấm tổ ong da đầu là gì?

Nấm tổ ong hay Kerion là một loại áp-xe do nấm gây nên

Nấm tổ ong hay Kerion là một loại áp-xe do nấm gây nên

Nấm tổ ong da đầu là phản ứng của vật chủ với một số loại nấm sợi gây nên hiện tượng áp xe, tổn thương. Có thể kể đến như chủng nấm Trichophyton Verrucosum, T. Mentagrophytes, Microsporum Canis, Malassezia,... Chúng thường xuất hiện dưới dạng viêm sưng, mưng mủ ở các khu vực như nang tóc trên da đầu, làn da hay móng. Một vài trường hợp còn đi kèm với triệu chứng nhiễm khuẩn thứ phát tạo thành u nấm gây vỡ, chảy mủ, vảy tiết, sốt.

Kerion có nguồn gốc từ tiếng La Mã cổ dịch ra với nghĩa là tổ ong, phản ánh hình ảnh lâm sàng của bệnh. Vì vậy, người trong ngành còn gọi nó với cái chuyên môn đầy đủ là Kerion De Celse. Trong đó, Celse chỉ tên vị thầy thuốc đầu tiên đã phát hiện và mô tả về bệnh nấm tổ ong. 

Bất kể đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải chứng bệnh nhiễm nấm Kerion, nhiều nhất là trẻ em và nam giới. Nấm tổ ong có thể lây nhiễm từ người sang người hoặc từ vật dụng sang người do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thương tổn đã tháo hết mủ do nấm tổ ong gây nên

Thương tổn đã tháo hết mủ do nấm tổ ong gây nên

Ít phổ biến hơn, loại nấm này còn có thể lây lan từ động vật bị nhiễm bệnh (Zoophilic Dermatophytes) hoặc từ đất (Geophilic Dermatophytes). Chi tiết bạn có thể tham khảo tiếp phần nội dung bên dưới đây để biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và Cách chữa nấm đầu ở trẻ em <<<

2. Nguyên nhân gây ra nấm tổ ong da đầu

Nguyên nhân gây ra nấm tổ ong da đầu

Nguyên nhân gây ra nấm tổ ong da đầu

Như đã nói, có đa dạng nhiều nguyên nhân khiến bệnh nấm tổ ong hình thành và hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên sau đây là những nguyên nhân khiến da đầu bị nấm thường gặp và phổ biến nhất được các chuyên gia da liễu nhận định:

  • Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe như sống trong phòng ẩm thấp, sống tập thể. Việc bạn ngủ chung hay dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, lược, gối, chăn mền đều có khả năng nhiễm vi nấm.
  • Do khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường như nồm ẩm, nóng ẩm khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi trên bề mặt da. Điều này làm cho làn da mất cân bằng độ pH nhất là da đầu tạo điều kiện cho bệnh nấm tổ ong phát triển.
  • Da gặp phải những tổn thương xây xát, da quá khô, thiếu độ ẩm và có hiện tượng rối loạn với cấu tạo lớp sừng. Người thường xuyên rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch phải dùng kháng sinh lâu ngày hay các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra, bệnh cũng thường phát sinh do thói quen vệ sinh kém, ít gội đầu, môi trường nước, đất bị ô nhiễm. Một số trường hợp còn xuất phát từ việc làm việc với cường độ cao tiết nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung,...

3. Triệu chứng của nấm tổ ong

3.1 Triệu chứng lâm sàng

Sự xâm nhiễm nấm thường khởi phát dưới dạng những nốt sần đỏ, tăng dần kích thước và sự lây lan rồi ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da đầu. Da ở vùng bị xâm nhiễm bị kích ứng, viêm đỏ ở gần các cạnh. Các triệu chứng chính bao gồm mẩn đỏ, ngứa, tạo vảy và rụng tóc. Việc bị lây lan sang lông mi hay lông mày cũng không phải hiếm.

Cụ thể hơn, các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy loại nấm da, nấm tóc, loại lông xâm lấn (tóc, lông mi, lông mày,...) và cả mức độ viêm của cơ thể. Các đặc điểm lâm sàng được phân loại thành biến thể không viêm và biến thể viêm

3.2.1. Biến thể không viêm

Biến thể không viêm của bệnh nấm tổ ong da đầu

Biến thể không viêm của bệnh nấm tổ ong da đầu 

  • Mảng xám: Có vảy mịn trên da đầu và các mảng rụng tóc do bào tử nấm phủ lên tóc
  • Chấm đen: Ngoài mảng xám thì còn xuất hiện lốm đốm các chấm đen. Đó chính là những sợi tóc bị gãy thứ phát do các bào tử nấm đã xâm nhiễm tới tế bào tóc.
  • Vảy phân tán: Tương tự gàu nói chung

3.2.2. Biến thể viêm

Nấm tổ ong ở biến thể viêm xuất hiện mụn mủ và áp xe

Nấm tổ ong ở biến thể viêm xuất hiện mụn mủ và áp xe 

  • Mụn mủ lan tỏa: Tóc bị rụng từng mảng kèm theo mụn mủ hoặc viêm nang lông. Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng hoặc bị xâm nhiễm bởi những loại nấm khác.
  • Kerion: Phản ứng viêm nghiêm trọng do phản ứng miễn dịch chậm với bào tử nấm. Khi tiến triển sẽ tạo mảng bám đỏ gây đau đớn kèm theo rụng tóc, mụn mủ rải rác, có thể dẫn đến hói. Bên cạnh đó, các hạch (hạch bạch huyết) phía sau da đầu, tai hay dọc bên có thể sưng lên. Tình trạng khó chịu toàn thân, sốt, tăng thân nhiệt, phát ban lan rộng hay cũng có thể xảy ra.
  • Favus (hiếm gặp): Sự xâm nhiễm mãn tính hiếm gặp gây ra bởi T. schoenleinii. Tình trạng được đặc trưng bởi lông/tóc mờ, hình thành các tổn thương hình cốc màu vàng, đóng vảy xung quanh gốc lông. Trong vảy chứa những mảnh vụn sợi nấm, keratin và có thể kết hợp tạo thành những khối lớn.

Da đầu bị nấm favus đóng vảy thành từng mảng trên da đầu và gây nhiễm trùng da đầu

Da đầu bị nấm favus đóng vảy thành từng mảng trên da đầu và gây nhiễm trùng da đầu

3.2 Triệu chứng cận lâm sàng

3.3.1. Soi tổn thương dưới đèn Wood

Sử dụng đèn Wood soi tổn thương có thể thấy huỳnh quang xanh lá - vàng khi nguyên nhân do loài nấm Microsporum (M.canis) gây ra. Những trường hợp cho kết quả âm tính có thể là các tổn thương viêm nhiều mủ che khuất sự hiện diện của sợi nấm, hay không có giá trị trong trường hợp nhiễm Trichophyton endothrix (không phát huỳnh quang), ngoại trừ T. schoenleinii, có thể phát huỳnh quang màu xanh xám.

3.3.2. Nội soi da đầu

Đây là một thủ thuật nhanh chóng, không xâm lấn dùng để xác nhận bệnh nấm da đầu, sau đó tiến hành các biện pháp điều trị ban đầu trong khi chờ kết quả nuôi cấy nấm, từ đó xác định được nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại hạn chế do có những dấu hiệu trên nội soi da đầu không mang tính chất chẩn đoán như vảy, ban đỏ, tóc gãy,... Quá trình nuôi cấy nấm cũng diễn ra chậm, thường tới 4 tuần buộc bệnh nhân phải điều trị trước khi có kết quả.

3.3.3. Kỹ thuật chẩn đoán phân tử (PCR)

Mặc dù hữu hiệu hơn vì kết quả nhận được nhanh chóng, nhạy và chính xác hơn nhưng lại gặp rào cản về giá thành cao, đòi hỏi trình độ của bác sĩ, kỹ thuật viên cũng như trang thiết bị hiện đại.

4. Cách điều trị bệnh nấm tổ ong da đầu

4.1. Khám bác sĩ

Bệnh nấm tổ ong da đầu bạn bên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm

Bệnh nấm tổ ong da đầu bạn bên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm

Tuy nấm tổ ong có thể được điều trị phần nào tại nhà nhưng tình huống có thể trở nên trầm trọng hơn nếu xảy ra bệnh tiến triển nặng, xảy ra nhiễm trùng hay xâm nhiễm thứ phát từ những loại nấm khác. Ngoài ra, điều trị tại nhà còn gây ra nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Vì vậy ưu tiên hàng đầu khi bị nhiễm nấm tổ ong là đi thăm khám bác sĩ để được họ đưa ra cách xử trí và điều trị hữu hiệu nhất. 

4.3 Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc bôi nấm giảm viêm sau khi cạo mủ nấm tổ ong

Sử dụng thuốc bôi nấm giảm viêm sau khi cạo mủ nấm tổ ong

Bệnh nấm tổ ong thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm theo đường uống. Vì đa số các loại chủng nấm sợi này khi phát hiện bệnh đã phát triển sâu vào các nang lông, nang tóc. Những sản phẩm kem bôi hay kem dưỡng da sẽ không thể xâm nhập và khu vực này để tiêu diệt nấm tận gốc.

Nấm tổ ong da đầu yêu cầu người bệnh phải kiên trì uống thuốc điều trị trong ít nhất 6 - 8 tuần mới khỏi hẳn. Một số loại thuốc trị nấm da đầu được bác sĩ, chuyên gia da liễu kê toa bao gồm: Siro kháng nấm, Griseofulvin, Terbinafine, Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole,...

Ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định dùng kháng sinh nếu có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm. Hoặc để chống lại bội nhiễm sau những quy trình trích rạch tổn thương cũng yêu cầu dùng kháng sinh.

4.4 Sử dụng dầu gội có thành phần đặc trị

Những tổn thương do Kerion gây ra có nguy cơ sẽ khiến nang tóc yếu và không thể phục hồi sau khi hết nhiễm trùng. Hậu quả khiến mái tóc của bạn rụng ngày càng nhiều, từ đó dẫn đến hói đầu cực kỳ mất thẩm mỹ.

Để chống lại hiện tượng nấm tổ ong lan rộng trên da đầu, đề phòng tóc rụng, bạn nên dùng thêm dầu gội trị nấm đặc trị. Những dòng dầu gội này thường được bào chế với các thành phần trị nấm da đầu hiệu quả như Ketoconazol hoặc Ciclopirox. Mặt khác, các bác sĩ cũng sẽ kê toa thêm một loại dầu gội có thuốc nhằm giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Những dòng dầu gội được khuyên dùng nhất hiện nay thường bao gồm: Dầu gội Selenium Sulfide, dầu gội đầu có chứ Ketoconazole.

Dầu gội chứa Ketoconazole có tác dụng điều trị nấm

Dầu gội chứa Ketoconazole có tác dụng điều trị nấm

SnowClear là một trong các sản phẩm dầu gội đặc trị gàu ngứa, viêm nhiễm do nấm gây ra được tin dùng nhất hiện nay. Trên thị trường bạn có thể thấy nhiều chuyên gia, bác sĩ da liễu, dược sĩ tin dùng và khuyến cáo dùng. SnowClear không chỉ chứa đến 15mg hàm lượng Ketoconazol cho phép triệt tiêu tận gốc bệnh nấm da đầu, ngăn chặn tái phát trở lại. Sản phẩm còn bổ sung thêm 0.25mg Clobetasol Propionate hỗ trợ kháng viêm, chống sưng đau hiệu quả tối ưu.

Dầu gội trị nấm SnowClear chứa Ketoconazole và Clobetasol có tác dụng kháng nấm và chống viêm

Dầu gội trị nấm SnowClear chứa Ketoconazole và Clobetasol có tác dụng kháng nấm và chống viêm

Gội đầu với SnowClear theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ sau 2 - 3 lần thực hiện. SnowClear giúp bạn giảm tối đa cảm giác ngứa ngáy khó chịu, hạn chế hiện tượng đau, rát, nổi mẩn đỏ trên da đầu.

Đặc biệt, dòng dầu gội đặc trị SnowClear được nghiên cứu kỹ lưỡng cam kết không gây khô tóc, khô da đầu. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị nấm tổ ong, sản phẩm còn giúp nuôi dưỡng phục hồi tóc từ sâu bên trong.

Sau một liệu trình điều trị, bạn có thể tự tin sở hữu một mái tóc chắc khỏe, dày mượt và sạch gàu nấm. Dừng gội đầu với SnowClear nếu nhận thấy da đầu không còn hiện tượng của bệnh lý. Trường hợp sợ bệnh tái phát, bạn có thể gội định kỳ mỗi tháng 1 lần để ngăn chặn.

>>> Xem thêm: TOP 10 chai dầu gội trị vảy nến tốt và giá rẻ hiện nay <<<

5. Cách phòng chống bệnh nấm tổ ong

Cách phòng chống bệnh nấm tổ ong

Cách phòng chống bệnh nấm tổ ong

Trên thực tế các chuyên gia đều nhận định rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên bạn đừng bỏ qua nội dung cuối này. Các thông tin bên dưới sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc để phòng bệnh nấm tổ ong tấn công. Cụ thể:

  • Lựa chọn môi trường sống đảm bảo các điều kiện như không ẩm thấp, không quá đông đúc người ở. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, tránh dùng chung đồ dùng vật dụng với người khác nếu có sinh hoạt chung.
  • Gội đầu với tần suất 2 - 3 lần/ 1 tuần, không nên gội quá nhiều hay quá ít. Nhất là với những sản phẩm có độ tẩy cao. Trong quá trình gội đầu, bạn tuyệt đối đừng cào gãi, chà xát quá mạnh làm xây xát da đầu.
  • Đồng thời lưu ý nên giữ cho mái tóc và da đầu luôn sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế tiết mồ hôi, bã nhờn. Chẳng hạn như không đội mũ bảo hiểm thường xuyên hay quá chặt, che chắn, bảo vệ cẩn thận da đầu khi đi ra ngoài tránh tiếp xúc gió, bụi hay nắng nóng,...
  • Gội đầu ngay sau khi đi ngoài mưa về, làm khô tóc trước khi lên giường đi ngủ, không để tóc bị ẩm. Vệ sinh đồ dùng cá nhân như mũ, nón bảo hiểm, khăn, chăn màn, áo gối đúng định kỳ đề phòng vi nấm phát sinh.
  • Nếu biết người khác có bệnh nấm tổ ong, bạn cần thực hiện cách ly tránh việc chung đụng, tiếp xúc trực tiếp. Điều này có nguy cơ khiến bạn bị lây nhiễm và có biểu hiện bị nhiễm nấm ngứa ngáy ngay lập tức. Nên nhớ rằng, bệnh nấm tổ ong rất dễ lây lan và lây lan với tốc độ rất nhanh chóng. Bạn cần đặc biệt lưu ý việc đề phòng lây nhiễm nghiêm ngặt đối với các thành viên trong gia đình, trường học hay quân đội,...
  • Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên nuôi chó mèo và ngủ chung trong nhà. Nếu có nuôi cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ lông, móng của chúng. Ngoài ra bạn cũng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với với chó mèo đang bị nấm để đề phòng lây nhiễm bệnh.
  • Khi phát hiện có triệu chứng, biểu hiện như mụn mủ lạ trên đầu, bạn cần lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa. Các bác sĩ có chuyên môn và thiết bị chuyên dụng sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh tình. Đồng thời đưa ra các phương án điều trị, chặn đứng kịp thời quá trình lây lan sang các vùng da khác.
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất mà Kerion để lại là khiến cho mái tóc của bạn hói vĩnh viễn vô cùng mất thẩm mỹ. Vì vậy khi bị bệnh nấm tổ ong, bạn đừng nên chủ quan hay tỏ ra chán nản, bỏ cuộc trong quá trình điều trị.

>>> ​Xem thêm: Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên hàng ngày? <<<

 

Nhìn chung, bệnh nấm tổ ong là một chứng bệnh không quá gây hại đến sức khỏe bệnh nhân. Thế nhưng nếu không nhẫn nại và tìm kiếm phương án điều trị đúng hướng, kịp thời bệnh sẽ đeo bám dai dẳng cả đời. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như cách phòng ngừa, chữa trị khi bị nhiễm nấm Kerion. Hãy theo dõi SnowClear để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

 
Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên hàng ngày?

Bạn bị nấm da đầu và lo lắng rằng khi bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên hay không? Cùng đi tìm câu trả lời cùng tips chữa nấm da đầu trong bài viết sau đây nhé

10 dầu gội trị nấm giúp giảm ngứa ngáy da đầu nhanh chóng

Nấm da đầu là tình trạng viêm nhiễm da đầu xảy ra cả với trẻ em và người lớn? Vậy nguyên nhân do đâu? Dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả tốt nhất là loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!