Bị mụn da đầu làm sao hết?

Da đầu nổi mụn là bệnh gì? Khi bị nổi mụn da đầu làm sao để hết? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của Snowclear nhé!

Mục Lục

Mụn da đầu là một trong những vấn đề gây khó chịu cho nhiều người hiện nay. Các nốt mụn thường gây đau, ngứa và viêm nhiễm nếu không được điều trị đúng cách. Chúng xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy da đầu nổi mụn là bệnh gì? Mụn da đầu làm sao hết. Hãy cùng SnowClear đi tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé! 

1. Da đầu nổi mụn là bệnh gì?

Mụn trên đầu là một tình trạng da liễu khá phổ biến nhưng không ít người bỏ qua hoặc không để ý. Các triệu chứng gây ra nhiều phiền toái như ngứa, đau, sưng, viêm nhiễm, rụng tóc,... Mụn trên đầu cũng giống như mụn trứng cá ở mặt, ngực, lưng có thể lan xuống cả cổ và gây khó chịu cho người bệnh.

Mụn da đầu không nhưng gây sưng viêm mà còn gây ngứa ngáy khó chịu

Mụn da đầu không nhưng gây sưng viêm mà còn gây ngứa ngáy khó chịu 

Da đầu nổi mụn do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là lý do gì thì việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ mà đồng thời còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của mụn trên đầu là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa tái phát.

2. Nguyên nhân nổi mụn da đầu 

2.1 Nang tóc tích tụ bụi bẩn 

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn trên đầu là do nang tóc tích tụ bụi bẩn. Nang tóc là cấu trúc da chứa sợi tóc và các tuyến dầu. Khi các lỗ chân lông hoặc nang tóc bị bít kín do tế bào chết, bụi bẩn thì sẽ gây ra sự ứ đọng của dầu thừa và vi khuẩn trong nang tóc. Lâu dần, vi khuẩn sẽ sinh sôi và khi đó các mảng viêm sưng đỏ sẽ nổi lên thành những nốt mụn đau nhức trên da đầu.Điều này khiến cho nang tóc bị viêm nhiễm và bắt đầu hình thành các nốt mụn nhỏ trên da đầu.

Bụi bẩn tích tụ vào trong nang tóc gây ra mụn da đầu

Bụi bẩn tích tụ vào trong nang tóc gây ra mụn da đầu

2.2 Da đầu tăng tiết bã nhờn 

Da đầu là vùng da rất nhạy cảm vì có chứa rất nhiều tuyến bã nhờn tiết ra chất dầu để làm ẩm và bảo vệ tóc và da đầu. Tuy nhiên, khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tiết ra quá nhiều dầu thì da đầu sẽ bị nhờn, cảm giác ngứa ngáy và bí bách.

Ngoài ra, lượng dầu thừa còn làm cho tóc bết dính, tích tụ bụi bẩn và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Từ đó dẫn đến gàu, ngứa và mụn trứng cá trên da đầu.

Da đầu nổi mụn do tuyến bã nhờn da đầu tăng tiết quá mức

Da đầu nổi mụn do tuyến bã nhờn da đầu tăng tiết quá mức

Nguyên nhân khiến da đầu tiết quá nhiều bã nhờn có thể do di truyền, hormone, căng thẳng thần kinh. Hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột, tắm rửa quá nhiều, dùng các sản phẩm không phù hợp,... 

2.3 Thay đổi nội tiết tố 

Thay đổi nội tiết tố làm nổi mụn da đầu gây rụng tóc

Thay đổi nội tiết tố làm nổi mụn da đầu gây rụng tóc xảy ra đa số ở nữ giới

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trên đầu ở nhiều người, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai hay tiền mãn kinh. Các hormon như estrogen và progesterone có ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến dầu trên da đầu. Khi các hormone này biến động sẽ làm cho da đầu tăng tiết bã nhờn và gây ra mụn da đầu.

2.4 Da đầu nổi mụn mủ do nấm men

Một nguyên nhân khác gây ra mụn trên da đầu là do nhiễm nấm men từ họ Malassezia. Nấm men này tồn tại trên da của hầu hết mọi người nhưng khi có điều kiện thuận lợi như da đầu quá ẩm, quá dầu, thiếu vệ sinh hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc kém chất lượng,... Một trong các tác nhân này sẽ làm nấm men sinh sôi nhanh chóng và gây ra viêm nang lông, viêm sưng, mụn mủ hoặc vảy trắng trên da đầu.

Mụn trên da đầu xuất hiện do các loại nấm men

Mụn trên da đầu xuất hiện do các loại nấm men 

3. Biểu hiện của da đầu nổi mụn 

Những nốt mụn xuất hiện trên da đầu thường có kích thước nhỏ, màu đỏ và gây cảm giác đau nhức, ngứa ngáy. Tập trung nhiều ở vùng tóc thưa, gần trán, sau gáy, hai bên thái dương hoặc các vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Những triệu chứng biểu hiện thường gặp như sau:

  • Xuất hiện các nốt sưng mụn li ti màu đỏ, gây ngứa, đau rát;

Da đầu nổi các nốt đỏ li ti châm chích và ngứa

Da đầu nổi các nốt đỏ li ti châm chích và ngứa

  • Da đầu bong tróc, ngứa, bị viêm nhiễm;
  • Tóc bết dính do dầu thừa và tế bào chết;
  • Có mủ hoặc dịch nhầy tiết ra từ các nốt mụn;
  • Da đầu nổi mẩn đỏ, bong tróc, ngứa ngáy;

Da đầu nổi mụn khi vỡ gây viêm và bong tróc

Da đầu nổi mụn khi vỡ gây viêm và bong tróc

  • Sưng đau, cứng các hạch bạch huyết gần cổ;
  • U nang sâu phía dưới da không có đầu mụn;
  • Mùi hôi khó chịu từ da đầu.

Da đầu bị mụn thường có mùi hôi khó chịu

Da đầu bị mụn thường có mùi hôi khó chịu

4. Các loại mụn da đầu thường gặp 

  • Mụn đầu đen và mụn đầu trắng: Mụn này hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn do tế bào chết hoặc bã nhờn. Đặc biệt, không gây viêm nhiễm nghiêm trọng và có thể điều trị bằng cách gội sạch và sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.
  • Sẩn viêm và mụn mủ xuất hiện trên bề mặt da: Đây là triệu chứng chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông và gây ra viêm nhiễm. Kèm theo đó là các triệu chứng như ngứa, đau, sưng và để dễ để lại sẹo. Do đó cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chuyên dụng cho mụn.
  • U nang, mụn cơm sâu và mụn trứng cá nang: Mụn da đầu loại này hình thành do viêm nhiễm sâu dưới da, gây ra các khối u đau nhức và chứa mủ. Chúng gây đau nhức khó tả, nguy cơ để lại sẹo lõm hoặc lồi trên da đầu vì vậy cần nhanh chóng chữa trị kịp thời.

5. Bị mụn da đầu làm sao hết? 

5.1 Điều trị bằng thuốc 

5.1.1 Thuốc không kê đơn

Các loại thuốc không cần kê đơn là lựa chọn điều trị ban đầu hiệu quả cho mụn ở da đầu. Các sản phẩm này thường có dạng kem, gel hoặc xịt, chứa các hoạt chất tự nhiên hoặc tổng hợp có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.

Một số thành phần phổ biến trong các sản phẩm này như axit salicylic giúp tẩy tế bào chết, thúc đẩy làm mới da. Benzoyl peroxide diệt khuẩn và làm khô mụn hay resorcinol làm tróc vảy da chết.

Các sản phẩm thuốc không cần kê đơn có nồng độ thấp, ít gây kích ứng nên phù hợp với mọi loại da, kể cả da đầu nhạy cảm. Hơn nữa, dễ sử dụng, tiện lợi và chi phí thấp nên được nhiều người ưa chuộng.

5.1.2 Thuốc kê đơn 

Các loại thuốc kê đơn sẽ được chỉ định trong trường hợp mụn nặng, kéo dài hoặc kháng lại các phương pháp điều trị thông thường. Một số nhóm thuốc kê đơn thường được sử dụng gồm có: thuốc kháng sinh dùng đường uống hoặc bôi tại chỗ để diệt vi khuẩn gây mụn như corticoid, thuốc chống nấm, retinoid, androgen,....

Các loại thuốc này có tác dụng mạnh, có khả năng kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Từ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của mụn da đầu một cách hiệu quả cao. 

5.2 Điều trị mụn da đầu bằng dầu gội

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, chăm sóc tóc đúng cách cũng giúp cải thiện tình trạng mụn da đầu gây rụng tóc. Các sản phẩm dầu gội trị mụn da đầu chuyên biệt cho da đầu dị ứng, nhạy cảm sẽ là giải pháp tuyệt vời.

Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay phải nhắc đến dầu gội Snowclear. Đây là một loại thuốc gội an toàn và hiệu quả với công thức độc đáo gồm 2 thành phần chính là Ketoconazole và Clobetasol.

Dầu gội trị mụn da đầu SnowClear

Dầu gội trị mụn da đầu SnowClear

Ketoconazole được biết là hoạt chất kháng nấm mạnh mẽ, giúp diệt khuẩn gây mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Trong khi đó, Clobetasol - thành phần corticoid có tác dụng hữu hiệu giảm viêm, ngứa và kích ứng da đầu.

Do đó, dầu gội Snowclear sẽ giúp da đầu giảm tiết bã nhờn, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông và kích thích mọc tóc nhanh chóng.

Đã có nhiều khách hàng sử dụng dầu gội Snowclear  và nhận được kết quả cải thiện tình trạng mụn da đầu. Bạn cũng có thể an tâm và chỉ sau 4 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, không còn nỗi lo da đầu ngứa ngáy, gàu hay mụn.

Cơ chế trị gàu và mụn da đầu của snowclear

Cơ chế trị gàu và mụn da đầu của snowclear

>>> Cách tìm mua sản phẩm SnowClear gần vị trí của bạn <<<

5.3 Cách trị mụn da đầu tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

5.3.1 Gội đầu bằng nước lá trà xanh

Nước trà xanh là phương pháp tự nhiên giúp làm sạch và chăm sóc da đầu hiệu quả. Với thành phần chứa nhiều polyphenol và catechin - những chất chống oxy hóa mạnh có lợi cho làn da. Nhờ đó, nước lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và làm dịu da đầu nhạy cảm.

Cách trị mụn da dầu bằng lá trà xanh

Cách trị mụn da dầu bằng lá trà xanh

Cách làm rất đơn giản:

  • Bạn chỉ cần ngâm 2-3 túi trà xanh với 1 lít nước sôi trong 10 phút rồi để nguội
  • Sau khi gội đầu bình thường, dùng nước trà xanh này xả lại đầu giúp se khít lỗ chân lông, giảm mụn và ngăn ngừa gàu nhờn.
  • Nên sử dụng nước trà xanh 2-3 lần/tuần để cân bằng độ ẩm và làm sạch da đầu mọc mụn hiệu quả.

5.3.2 Lá ổi 

Đây được xem là phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả để điều trị mụn da đầu. Bởi lá ổi vốn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và kích ứng da.

Ngoài ra, trong lá ổi còn có các axit hữu cơ như axit citric, axit malic,... với công dụng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây mụn. Vì thế, đây là vị cứu tinh cho làn da dầu mụn, giúp se khít lỗ chân lông, ngăn chặn mụn hình thành, đồng thời xoa dịu vùng da bị viêm nhiễm.

Gội đầu bằng lá ổi trị mụn trên da đầu

Gội đầu bằng lá ổi trị mụn trên da đầu

Cách thực hiện:

  • Bạn cần rửa sạch và ngâm khoảng 15 lá ổi non trong 1 lít nước sôi với thời gian 15 phút rồi để nguội.
  • Sau đó, dùng nước lá ổi thấm nhẹ nhàng lên da đầu hay gội đầu hàng ngày.

5.3.3 Lá trầu không

Lá trầu không quả thực là một vị thuốc quý trong chăm sóc sắc đẹp cho làn da, kể cả da đầu. Đây là loại lá thiên nhiên có nhiều chất kháng khuẩn và chống viêm như flavonoid, alkaloid,... Chúng có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa mụn và làm dịu da bị kích ứng.

Nước lá trầu không giúp trị mun da đầu

Nước lá trầu không giúp trị mun da đầu

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên, bạn lấy 10-15 lá trầu không tươi rửa sạch và giã nhuyễn.
  • Sau đó, lọc lấy nước cốt và dùng để thấm nhẹ lên da đầu hoặc kết hợp với dầu dừa/olive để massage da đầu trong 15 phút.

Ngoài ra, có thể dùng nước cốt lá để xông hơi hoặc gội đầu thay cho dầu gội thông thường. Thực hiện đều đặn sẽ giúp da đầu sạch mụn, lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa tình trạng mụn trở lại.

5.3.4 Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lõi gỗ quý giá của cây tràm, sở hữu vô vàn công dụng tuyệt vời cho làn da. Đặc biệt, các hợp chất terpinen-4-ol, alpha-terpinene, gamma-terpinene có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh. Nên chúng sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn đồng thời giảm thiểu tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm cho da.

Cách trị mụn da đầu tại nhà bằng tinh dầu tràm trà

Cách trị mụn da đầu tại nhà bằng tinh dầu tràm trà 

Cách thực hiện: 

  • Thoa nhẹ 5-10 giọt tinh dầu lên vùng da bị mụn. Hoặc pha với nước ấm rồi gội đầu để giảm kích thích.
  • Tiếp theo, nhẹ nhàng massage để tinh dầu thẩm thấu sâu sau đó gội sạch lại bằng nước ấm hoặc nước.

6. Mụn da đầu khi nào cần gặp bác sĩ?

Mụn da đầu khi nào cần gặp bác sĩ

Mụn da đầu khi nào cần gặp bác sĩ

Mụn da đầu không phải lúc nào cũng cần gặp bác sĩ. Bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà bằng các sản phẩm không kê đơn hoặc các nguyên liệu tự nhiên như đã đề cập trên.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn kỹ hơn, đó là:

  • Mụn nghiêm trọng, sưng đỏ, có mủ/máu hoặc lan rộng. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh.
  • Mụn kéo dài trên 6 tháng mà không cải thiện dù đã điều trị tại nhà.
  • Mụn da đầu nổi cục, gây ngứa ngáy, đau nhức hoặc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc.
  • Mụn kèm theo các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý khác như viêm da, vẩy nến, rụng tóc nên khám sớm để chẩn đoán chính xác.

7. Các cách phòng ngừa mụn da đầu tái phát

Các cách phòng ngừa mụn da đầu tái phát

Các cách phòng ngừa mụn da đầu tái phát

  • Vệ sinh da đầu thường xuyên bằng cách gội đầu ít nhất 2-3 lần/tuần với dầu gội phù hợp với loại da và tóc của bạn. Đặc biệt nên gội đầu ngay sau khi tập thể dục hoặc ra nhiều mồ hôi để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da đầu.
  • Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc như gel, xịt, kem… vì chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
  • Không đội nón, khăn che quá chật hoặc quá lâu. Nếu phải đội mũ khi ra ngoài thì hãy chọn mũ rộng và thoáng khí, giữ cho mũ luôn sạch sẽ.
  • Chú ý cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin nhóm A, D, E bằng các thực phẩm khi bị mụn da đầu.
  • Hạn chế stress, ngủ đủ giấc và chăm chỉ tập thể dục thường xuyên.
  • Không sử dụng thực phẩm gây kích ứng da như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, caffeine.

 

Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia của SnowClear về tình trạng mụn da đầu. Nếu bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng trên thì hãy áp dụng các phương pháp trên để có thể loại bỏ mụn ra khỏi da đầu nhé!

Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Top 10 loại dầu gội trị mụn da đầu hiệu quả (Update 11/2023)

Bạn đang bối rối không biết nên chọn loại dầu gội trị mụn da đầu nào cho phù hợp với da đầu của mình. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những tiêu chí khi chọn và danh sách các loại dầu gội tốt trên thị trường

Bị ngứa da đầu rụng tóc phải làm sao?

Ngứa da đầu luôn đi kèm với tình trạng rụng tóc. Vậy ngứa da đầu là bệnh gì? Bị ngứa da đầu phải làm sao? Cùng tìm hiểu lời giải đáp của các chuyên gia SnowClear trong bài viết này nhé