Da đầu nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì?

Ngứa da đầu nổi mẩn đỏ không những gây ngứa ngáy mà còn gây tổn thương da đầu khi gãi quá mạnh. Vậy da đầu nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết ngay sau đây nhé

Mục Lục

Da đầu nổi mẩn đỏ là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác nhau. Triệu chứng này không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Nếu muốn chữa trị mẩn đỏ trên da hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học, đúng cách.

1. Da nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh gì? 

Da đầu nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng trên bề mặt da xuất hiện những vết mẩn đỏ hay các vết mụn da đầu gây cảm giác châm chích, ngứa ngáy và làm ảnh hưởng tới người bệnh. Da đầu nổi mẩn đỏ ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể để bảo vệ chính nó khỏi các tác nhân gây ngứa.

Da đầu bị nổi mẩn đó ngứa gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Da đầu bị nổi mẩn đó ngứa gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Khi cơ thể tiếp xúc với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng bằng cách gửi các tế bào và chất kháng viêm nhiễm đến vùng bị tổn thương. Điều này gây ra sự tăng thông luồng máu đến vùng da bị ảnh hưởng, dẫn đến việc da nổi mẩn đỏ và sưng to. Cảm giác ngứa ngáy là một cách cơ thể cảnh báo bạn về tình trạng đang xảy ra và kích thích bạn để gãi da để giảm ngứa.

Mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau như sưng, viêm, hoặc tổn thương da. Để xác định nguyên nhân cụ thể và có phương pháp điều trị hiệu quả, hãy tiếp tục đọc những thông tin nội dung phía dưới nhé. 

2. Bị nổi mẩn đỏ trên da đầu do đâu?

2.1 Nấm da đầu 

Nấm da đầu là tình trạng nhiễm nấm ở vùng da đầu, thường do các loại nấm như Malassezia globosa, Malassezia restricta gây ra. Chúng thường xâm nhập qua các vết xước nhỏ trên da đầu, kết hợp với tình trạng da đầu bị khô, tiết dầu quá nhiều.

Da đầu nổi mẩn đỏ và ngứa do nấm da đầu

Da đầu nổi mẩn đỏ và ngứa do nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu, các triệu chứng thường gặp bao gồm: da đầu xuất hiện các vảy, gàu màu trắng hoặc vàng, da đầu bong tróc, khô và ngứa rất khó chịu, tóc bị rụng nhiều bất thường. Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể khiến nang tóc bị giòn và gãy rụng.

2.2 Viêm nang tóc 

Viêm nang tóc là tình trạng nang tóc bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến da đầu mẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Người bệnh sẽ cảm thấy da đầu nhức mỏi, đau nhói và ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là khi chạm vào vùng da viêm. Do đó, da đầu bị đỏ, sưng phù nề và đau nhức dữ dội.

Viêm nang tóc gây nổi mẩn đỏ trên da đầu

Viêm nang tóc gây nổi mẩn đỏ trên da đầu

Nguyên nhân thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Bệnh có thể lây lan do sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như lược, khăn tóc.

2.3 Dị ứng 

Da đầu nổi mẩn đỏ do dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gọi là dị nguyên. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách giải phóng histamin và các chất trung gian gây viêm. Điều này dẫn đến các triệu chứng như sưng, ngứa, đỏ da.

Sau khi nhuộm tóc thường sẽ bị dị ứng gây mẩn đỏ da đầu

Sau khi nhuộm tóc thường sẽ bị dị ứng gây mẩn đỏ da đầu

Dị ứng có thể xảy ra ở da đầu khi tiếp xúc với một số chất kích thích như:

  • Hóa chất trong mỹ phẩm: chất tạo mùi, chất bảo quản, chất tạo màu...
  • Các sản phẩm tẩy rửa: dầu gội đầu, dầu xả, nước hoa...
  • Thuốc điều trị: kháng sinh, thuốc mỡ bôi ngoài...
  • Chất kích thích từ môi trường: phấn hoa, lông thú, nấm mốc...

2.4 Vảy nến da đầu 

Vảy nến da đầu là bệnh lý xảy ra trên vùng da đầu, gây ra các biểu hiện điển hình của bệnh như da đầu bong tróc, khô, ngứa và đỏ ửng. Nguyên nhân là do rối loạn chức năng của hệ miễn dịch khiến da luân phiên quá trình tái tạo và bong tróc quá mức bình thường. 

Da đầu nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh vảy nến

Da đầu nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh vảy nến

Với vảy nến da đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các mảng da đầu khô và bong tróc thành vảy màu trắng hoặc đục. Tình trạng này gây ngứa ngáy và rất khó chịu, khiến da đầu nổi mẩn đỏ ửng, dễ bị sưng tấy nên cực kỳ khó chịu.

2.5 Rôm sảy ở trẻ em 

Da đầu bị nổi mẩn đỏ ở trẻ em do rôm sảy

Da đầu bị nổi mẩn đỏ ở trẻ em do rôm sảy 

Rôm sảy là bệnh ngoài da do nấm Malassezia furfur gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện thường gặp là da đầu xuất hiện các mảng đỏ, da sần sùi, bong tróc thành vảy mịn màu trắng hoặc vàng. Các vảy này khô và dễ bong tróc, kèm theo ngứa ngáy, làm trẻ quấy khóc. Đặc biệt, có thể lan rộng ra các vùng da khác như mặt, cổ, ngực,...

3. Biểu hiện da đầu nổi mẩn đỏ ngứa

Những biểu hiện da đầu nổi mẩn đỏ ngứa

Những biểu hiện da đầu nổi mẩn đỏ ngứa

Da đầu nổi mẩn đỏ và ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh lý viêm nhiễm, kích ứng da đầu. Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Da đầu xuất hiện các mảng đỏ, sưng phù nề: Đây là dấu hiệu của phản ứng viêm nhiễm. Các mảng viêm đỏ có thể lan rộng, kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Ngứa ngáy, rát bỏng: Là triệu chứng điển hình của tình trạng da đầu bị kích ứng. Ngứa ngáy có thể xuất hiện cục bộ hoặc lan tỏa.
  • Xuất hiện gàu, vảy: Thường xuất hiện do nấm hoặc da đầu bị khô, bong tróc.
  • Tóc rụng nhiều: Do da đầu bị viêm nhiễm, tóc dễ bị yếu và rụng nhiều bất thường.
  • Mụn mủ, mụn nước: Biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc viêm các nang tóc, kèm nấm ngứa.
  • Đau nhức, khó chịu: Do các tổn thương viêm da đầu gây ra, thậm chí mất ngủ về đêm.

4. Cách trị da đầu nổi mẩn đỏ ngứa nhanh chóng 

4.1 Điều trị bằng phương pháp thiên nhiên 

4.1.1 Gội đầu bằng nước lá trà xanh

Nước lá trà xanh là một phương pháp dân gian đã được sử dụng từ lâu để chăm sóc và điều trị các vấn đề về da đầu, trong đó có tình trạng da đầu bị nổi mẩn đỏ. Theo đông y, trà xanh có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát trùng. Nhờ đó, nước trà xanh rất hữu ích để làm dịu da đầu bị kích ứng, viêm nhiễm. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng giúp làm lành vết thương, phục hồi da đầu khỏe mạnh.

Nước lá trà xanh trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ

Nước lá trà xanh trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ

Để trị da đầu nổi mẩn đỏ bằng nước lá trà xanh, các bạn thực như sau:

  • Lấy lượng vừa đủ lá trà xanh tươi hoặc khô rồi đun sôi với nước.
  • Khi nước lá đã nguội bớt, sử dụng gội đầu như thông thường.
  • Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng da đầu nổi mẩn đỏ, khô và ngứa rát.

Lưu ý không nên đun sôi quá lâu để giữ lại các dưỡng chất quý giá trong trà. Bạn nên thử áp dụng phương pháp này để cảm nhận hiệu quả thần kỳ mà nó mang lại.

4.1.2 Lá ổi 

Lá ổi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da đầu và mái tóc như vitamin C, lycopene, flavonoid... Nước gội đầu từ lá ổi vì thế có tác dụng vô cùng tuyệt vời vừa làm sạch da đầu hiệu quả vừa chữa lành các vấn đề về da đầu như ngứa, nổi mẩn đỏ.

Cách trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ bằng lá ổi

Cách trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ bằng lá ổi 

Hướng dẫn cách làm:

  • Bạn cần sắc khoảng 30g lá ổi khô hoặc 60g lá tươi với 500ml nước sôi trong 10 phút.
  • Để nguội và dùng nước này để gội đầu thay cho dầu gội thông thường.
  • Nên áp dụng 2-3 lần/tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

4.1.3 Lá trầu không

Đây là cách trị da đầu nổi mẩn đỏ đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả ngay tại nhà. Như các bạn đã biết, lá trầu không có nhiều công dụng tuyệt vời bởi bên trong có chứa tinh dầu và các hợp chất thực vật với hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Vì vậy, nước sắc từ lá trầu không giúp diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trên da đầu. Đồng thời, các chất chống viêm trong lá sẽ phát huy công dụng làm dịu các cơn ngứa rát, xoa dịu da đầu bị kích ứng hiệu quả.

Gội đầu bằng lá trầu không

Gội đầu bằng lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn cần lấy lá trầu không rửa sạch rồi đem đun với nước sôi trong khoảng 30 phút.
  • Để nước còn ấm rồi dùng gội đầu như bình thường.
  • Kiên trì sử dụng nước sắc lá trầu không gội đầu 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy da đầu dịu mát, không còn ngứa ngáy và xuất hiện mẩn đỏ như trước.

4.1.4 Nước lá kinh giới

Lá kinh giới có vị đắng, tính hàn, được sử dụng từ lâu trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc và chữa lành vết thương. Tinh dầu và nước sắc từ lá kinh giới chứa nhiều hoạt chất có lợi, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và se khít lỗ chân lông. Vì thế, gội đầu bằng nước lá kinh giới rất tốt cho da đầu nổi mẩn đỏ hay bị tổn thương.

Gội đầu bằng lá kinh giới có tác dụng rất tốt trong điều trị da đầu bị nổi mẩn đỏ đặc biệt là ở trẻ em

Gội đầu bằng lá kinh giới có tác dụng rất tốt trong điều trị da đầu bị nổi mẩn đỏ đặc biệt là ở trẻ em

Để thực hiện cách điều trị da đầu nổi mẩn đỏ này, bạn làm như sau:

  • Bạn hãy sắc 5-7 lá kinh giới khô hoặc 15-20 lá tươi với nước sôi trong 10-15 phút.
  • Dùng nước này để gội đầu 2 lần/tuần sẽ giúp da đầu bớt ngứa, lành nhanh vết thương và khỏe mạnh trở lại.

4.1.5 Tinh dầu tràm trà

Gội đầu bằng tinh dầu tràm trà là phương pháp trị da đầu nổi mẩn đỏ rất hiệu quả. Bên trong có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho làn da và mái tóc với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa gàu vảy, ngứa da đầu nổi mẩn đỏ hiệu quả. Hơn nữa, còn kích thích tuần hoàn máu, giúp nuôi dưỡng tóc tơ và kích thích mọc tóc.

Trị nổi mẩn đỏ trên da đầu với tinh dầu tràm trà

Trị nổi mẩn đỏ trên da đầu với tinh dầu tràm trà

Cách gội đầu bằng tinh dầu tràm trà như sau:

  • Cho 1-2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều với dầu gội rồi thoa nhẹ nhàng lên da đầu.
  • Massage da đầu trong vài phút rồi xả sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giúp da đầu sạch thoáng, giảm ngứa.

Nhớ pha loãng tinh dầu trước khi dùng để tránh gây kích ứng. Đây là phương pháp làm sạch da đầu tự nhiên, lành tính và hiệu quả với da đầu nổi mẩn đỏ hay ngứa ngáy.

4.2 Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống 

Khi da đầu nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm nhẹ, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da như kem corticoid, kem chống nấm Azole. Các loại kem này giúp làm dịu da, giảm ngứa và điều trị nhiễm nấm hiệu quả. Tuy nhiên, corticoid chỉ nên dùng trong thời gian ngắn dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Đối với da đầu bị viêm nhiễm nặng, có thể kết hợp thuốc bôi ngoài với thuốc uống như thuốc kháng histamin uống để giảm ngứa, kháng sinh hoặc thuốc chống nấm uống để khống chế nhiễm trùng. Một số trường hợp viêm da cơ địa nặng cần dùng corticoid liều thấp để kiểm soát.

Cách trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ bằng thuốc bôi

Cách trị ngứa da đầu nổi mẩn đỏ bằng thuốc bôi

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý vệ sinh da đầu sạch sẽ, tránh gãi và tái nhiễm trùng. Không nên tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc sử dụng. Việc kết hợp các biện pháp điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng da đầu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đặc biệt, sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị tình trạng da đầu bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy cần được thực hiện dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp đảm bảo việc dùng thuốc đúng cách, tránh lạm dụng dẫn đến tác dụng phụ hoặc không đạt kết quả.

4.3 Sử dụng dầu gội giảm ngứa da đầu SnowClear

Nếu bạn đang phải chịu đựng những cơn ngứa đầu hành hạ và da đầu nổi mẩn đỏ khó chịu, mất tự tin. Vậy thì dầu gội SnowClear sẽ là giải pháp tuyệt vời cho các vấn đề này.

SnowClear là dầu gội chuyên biệt giúp xoa dịu tình trạng nấm ngứa, da đầu nổi mụn hay kích ứng nhờ bộ đôi hoạt chất Ketoconazole và Clobetasol. Bên cạnh đó, thành phần tự nhiên như dầu dừa có trong sản phẩm còn có giúp nuôi dưỡng tóc, cân bằng độ ẩm.

Dầu gội snowclear chứa ketoconazole và clobetasol giúp điều trị ngứa da đầu hiệu quả

Dầu gội snowclear chứa ketoconazole và clobetasol giúp điều trị ngứa da đầu hiệu quả 

Với SnowClear, bạn sẽ cảm nhận được sự dịu nhẹ, mát mẻ ngay từ lần gội đầu tiên. Đặc biệt, chỉ sau vài lần sử dụng, bạn sẽ thấy da đầu không còn bị ngứa rát và xuất hiện mảng đỏ như trước.

Nhờ những ưu điểm trên, SnowClear ra đời đã trở thành “cứu cánh” của nhiều người. Bạn có thể sử dụng sản phẩm ngay hôm nay để thoát khỏi tình trạng da đầu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thường trực.

>>> Xem thêm: Top 10 loại dầu gội trị mụn da đầu hiệu quả <<<

 

Da đầu nổi mẩn đỏ là điều không ai mong muốn. Mong rằng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân vấn cùng với đó là cách chữa trị đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Hãy áp dụng các phương pháp trên để giúp bạn không còn nỗi lo da đầu gàu, ngứa hay kích ứng mẩn đỏ gây khó chịu hằng ngày.

Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan

Bị mụn da đầu làm sao hết?

Da đầu nổi mụn là bệnh gì? Khi bị nổi mụn da đầu làm sao để hết? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của Snowclear nhé!

Bị ngứa da đầu rụng tóc phải làm sao?

Ngứa da đầu luôn đi kèm với tình trạng rụng tóc. Vậy ngứa da đầu là bệnh gì? Bị ngứa da đầu phải làm sao? Cùng tìm hiểu lời giải đáp của các chuyên gia SnowClear trong bài viết này nhé