Mụn ở cằm: Nguyên nhân, các loại mụn và cách phòng ngừa hiệu quả

Mụn ở cằm là tình trạng da liễu phổ biến, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nội tiết, thói quen sinh hoạt hoặc vệ sinh da chưa đúng cách.

Mục Lục

Mụn ở cằm là tình trạng da liễu phổ biến, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nội tiết, thói quen sinh hoạt hoặc vệ sinh da chưa đúng cách. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mụn ở cằm còn dễ để lại thâm, sẹo nếu không được xử lý đúng cách. Vậy mụn ở cằm là gì, có những loại nào và làm sao để phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong phần sau.

1. Mụn ở cằm là gì?

Mụn ở cằm là một trong những loại mụn thường xuất hiện ở vùng da quanh cằm. Đây là khu vực dễ tổng hợp dầu thừa, lỗ chân lông bị tắc nghẻn, và cũng là nơi biểu hiện sự rối loạn nội tiết tố rõ rệt.

Hiểu rõ nguyên nhân và loại mụn sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp, ngăn ngừa tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Các loại mụn mọc ở cằm phổ biến

2.1. Mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cằm là một trong những loại mụn cứng đầu và gây khó chịu nhất. Chúng thường có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức, chứa nhân mủ lớn và cần nhiều thời gian để lành hẳn. Nếu không được điều trị đúng cách, mụn bọc có thể để lại sẹo lõm hoặc vết thâm, gây khó khăn trong quá trình phục hồi da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin.

2.2. Mụn viêm ở cằm

Mụn viêm ở cằm thường khiến vùng da bị đỏ, xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti và có cảm giác đau rát khi chạm vào. Đây là tình trạng da dễ trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, mụn viêm có thể lan rộng sang các khu vực xung quanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại vết thâm, sẹo nếu không được chăm sóc kịp thời.

2.3. Một số loại mụn ở cằm khác

Bên cạnh mụn bọc và mụn viêm, cằm còn là khu vực dễ xuất hiện nhiều loại mụn khác. Mụn đầu đen thường hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và bụi bẩn, khiến bề mặt da trở nên sần sùi. Trong khi đó, mụn đầu trắng lại khó nhận thấy vì nằm ẩn dưới da, nhưng vẫn gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ phát triển thành mụn viêm nếu không chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, mụn ẩn cũng là một vấn đề phổ biến, dễ cảm nhận khi chạm vào nhưng rất khó loại bỏ. Loại mụn này thường đòi hỏi quá trình chăm sóc da kiên trì để đẩy nhân mụn lên, giúp làn da trở nên mịn màng và khỏe mạnh hơn.

3. Nguyên nhân nào gây ra mọc mụn ở cằm?

3.1. Rối loạn nội tiết tố

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn ở cằm, đặc biệt trong các giai đoạn nhốn nhạ như tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.

3.2. Tắc nghẻn lỗ chân lông

Khi lỗ chân lông bị bị tắc nghẻn bởi dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết, vi khuẩn sẽ phát triển và gây mụn.

3.3. Chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân kém

Việc không làm sạch da mặt sau một ngày dài khiến bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Bên cạnh đó, thói quen sờ tay lên cằm vô tình đưa vi khuẩn từ tay lên da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, duy trì chế độ vệ sinh da đúng cách và hạn chế chạm tay vào mặt là những bước quan trọng để giữ làn da khỏe mạnh.

3.4. Ảnh hưởng của mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều dầu hoặc hóa chất gây kích ứng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

4. Nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?

Thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng có thể là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở cằm. Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố, giúp giảm viêm và kiểm soát bã nhờn, vì vậy khi thiếu kẽm, da dễ nổi mụn hơn. Bên cạnh đó, vitamin A và E giúp tái tạo da, chống oxy hóa và kháng viêm, nếu cơ thể không được cung cấp đủ hai loại vitamin này, da sẽ yếu hơn, dễ bị kích ứng và nổi mụn. Ngoài ra, thiếu nước cũng là một nguyên nhân phổ biến, khiến da trở nên khô ráp, mất cân bằng độ ẩm và dễ kích ứng hơn. Để cải thiện tình trạng mụn, nên bổ sung kẽm, vitamin A, E thông qua thực phẩm như hải sản, rau củ, trái cây và sử dụng thực phẩm chức năng theo tư vấn của chuyên gia

Nhóm chuyên gia
Tác giả: Nhóm chuyên gia

Các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ tại Dược phẩm Đông Á

Bài viết liên quan